Đây là quan điểm của ông Alexey Belogoriev, Phó Giám đốc Năng lượng tại Viện Năng lượng và Tài chính (IEF).
Lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga
Ngày 8/3, Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu, một số sản phẩm dầu mỏ, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá từ Nga. Tiếp đó, Vương quốc Anh thông báo rằng đến cuối năm 2022, nước này sẽ ngừng nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu từ Nga.
"Tất nhiên, điều này sẽ trở thành một yếu tố gia tăng lạm phát ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không nên phóng đại quy mô của tình hình, dù sao thì chúng ta không nói về tỷ lệ phần trăm, nhưng tôi nghĩ con số sẽ là ở mức phần mười phần trăm", - ông Belogoryev nói về tác động của quyết định của Mỹ cấm nhập dầu từ Nga đối với lạm phát ở nước này.
Các yếu tố gây lạm
Đồng thời, vị chuyên gia lưu ý, các yếu tố gây lạm phát hiện nay không chỉ bị ảnh hưởng bởi dầu và các sản phẩm dầu, các mặt hàng khác như thực phẩm và kim loại cũng đang trở nên đắt đỏ hơn. Ông kết luận:
"Đây là một vấn đề toàn cầu. Việc tăng giá hàng hóa là một yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến lạm phát trên toàn thế giới, kể cả ở Mỹ. Nhưng không nên phóng đại quá mức vai trò của dầu".
Vào tháng Hai, Bộ Lao động Mỹ báo cáo rằng giá tiêu dùng ở nước này đã tăng 7,5% trong tháng Giêng từ mức 7% của một tháng trước đó, riêng trong tháng đã tăng 0,6%. Chỉ số hàng năm đã trở lại kỷ lục gần bốn mươi năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 1982. Chỉ số trong tháng 12 là cao nhất kể từ tháng 6 năm 1982. Dữ liệu cho tháng 2 vẫn chưa có và sẽ được công bố vào ngày 10 tháng 3.
Các chuyên gia nhận định, lệnh cấm nhập khẩu dầu của Mỹ sẽ giữ mức giá thế giới ở mức cao.