Bà giải thích rằng mức độ tác động tiêu cực có thể xảy ra sẽ phụ thuộc vào diễn biến xung đột, tác động của các biện pháp trừng phạt hiện tại và các biện pháp tiếp theo có thể xảy ra, Euronews đưa tin.
Các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ do Liên minh châu Âu áp đặt đối với Nga sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế khu vực đồng euro và dẫn đến tình trạng bất ổn gia tăng đáng kể. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde đánh giá như vậy.
“Xung đột Nga-Ukraina sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế và gây ra lạm phát do giá năng lượng và hàng hóa tăng, cũng như do gián đoạn thương mại quốc tế và suy yếu niềm tin. Mức độ hậu quả này sẽ phụ thuộc vào diễn biến của cuộc xung đột, tác động của lệnh trừng phạt hiện tại và các biện pháp có thể tiếp theo”, - bà nói.
ECB đã sửa đổi dự báo của mình, theo đó lạm phát năm nay sẽ là 5,1% - chứ không phải 3,2% như dự kiến trước đây. Đây là mức cao nhất kể từ khi đồng tiền châu Âu ra đời.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Ngày 24 tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu hoạt động của Nga nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina. Trong lời kêu gọi gửi tới người Nga, ông đã biện minh cho quyết định này bằng Hiến chương Liên hợp quốc, phê duyệt của Hội đồng Liên bang và các thỏa thuận đã ký trước đó với Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk.
Sau đó, các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, một số ngân hàng bị ngắt kết nối với hệ thống SWIFT và một số công ty toàn cầu tuyên bố rút khỏi thị trường Nga.