Tác giả của ấn phẩm lưu ý rằng các nhà chức trách Đức có hai cách để giữ lời hứa và giành được độc lập về năng lượng khỏi Nga. Theo Wolfskkampf, đó là chấm dứt nhập nhiên liệu từ Nga hoặc tìm kiếm giải pháp thay thế dầu khí từ Liên bang Nga.
Dựa trên dữ liệu của Viện Brueghel ở Brussels, nhà báo nhận thấy tỷ lệ khí đốt của Nga trong tổng lượng tiêu thụ là 40%, và châu Âu sẽ không thể từ bỏ nhiên liệu từ Nga trong tương lai gần.
Theo nhà kinh tế Georg Zachmann, nguồn cung cấp khí đốt từ Na Uy và Bắc Phi, cũng như khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Hoa Kỳ và Qatar sẽ chỉ có thể bù đắp một nửa nhu cầu cho châu Âu. Theo chuyên gia, nửa còn lại sẽ phải do người tiêu dùng tự tiết kiệm.
Zachmann cho biết: “Nếu chúng ta hạ nhiệt độ xuống một độ, chúng ta tiết kiệm được 7,5% lượng khí đốt dùng để sưởi ấm”.
Nhà kinh tế cho biết về hậu quả của việc từ chối mua nhiên liệu của Nga đối với các doanh nghiệp Đức.
Zachmann gợi ý rằng các công ty sản xuất phân bón, cũng như các công ty trong ngành thép và hóa chất, sẽ phải dời các nhà máy khỏi Đức.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Trước đó, trong bài phát biểu trước người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass. Đáp lại, các nước phương Tây bắt đầu đưa ra những biện pháp trừng phạt mới chống Nga. Như ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, các biện pháp trừng phạt của phương Tây rất nghiêm trọng, nhưng phía Nga cũng đã có sự chuẩn bị từ trước để đối phó. Ông Peskov nói thêm rằng cần phân tích và điều phối các bộ ngành để hoạch định biện pháp trả đũa mà vẫn đáp ứng lợi ích của LB Nga. Dưới áp lực rất lớn, các công ty phương Tây đã từ chối làm việc với Nga, nhưng Nga sẽ giải quyết mọi vấn đề mà những động thái của phương Tây tạo ra với nền kinh tế, - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố.