Các lệnh trừng phạt chống Nga đang giết chết nền kinh tế châu Âu

Báo chí phương Tây hồ hởi liệt kê các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Nga, dự đoán về thời điểm cực kỳ khó khăn đối với nền kinh tế Nga, và một số ấn phẩm cho rằng một khoản nợ lớn chắc chắn đang chờ đợi nước Nga, nhà phân tích Sergei Savchuk viết.
Sputnik
Ngày càng lún sâu vào giấc mơ của chính mình về sự sụp đổ của nước Nga, vì một lý do nào đó, báo chí nước ngoài không thèm phân tích kỹ tình trạng của hệ thống tài chính và công nghiệp của mình. Và có một cái gì đó để chờ đón ở đó.

Ngừng sản xuất

Thứ Năm tuần trước, nhà máy thép Lech-Stahlwerk của Đức ở Meitingen và nhà máy xi măng Portland Valderrivas Cementos của Tây Ban Nha đã thông báo ngừng sản xuất hoàn toàn. Hơn 1 nghìn công nhân viên của nhà máy thép duy nhất ở Bavaria và các đồng nghiệp Tây Ban Nha của họ từ một số nhà máy xi măng đã bị cho nghỉ phép vô thời hạn. Ban quản lý các công ty chính thức thông báo với chính quyền các nhà máy sẽ không thể tiếp tục sản xuất cho đến khi chi phí điện cho tiêu dùng công nghiệp giảm xuống dưới 200 euro mỗi megawatt.
Tin tức trong ngày không kết thúc ở đó, vì nhà máy giấy Delkeskamp Packagingwerke (Đức) cũng thông báo việc không thể tiếp tục hoạt động. Chủ sở hữu gửi một lá thư đến chính phủ liên bang yêu cầu họ tiếp tục cung cấp điện bình thường càng sớm càng tốt và sửa đổi chính sách giá cho khách tiêu dùng công nghiệp.
Truyền thông Đức cho biết nước Đức sẽ như thế nào nếu không có khí đốt của Nga
Vài ngày trước đó, công ty Na Uy Yara, nhà sản xuất phân bón nông nghiệp lớn thứ hai thế giới, đưa ra tuyên bố do giá khí đốt tự nhiên cao kỷ lục, dẫn đến giá điện cũng cao không kém, 2 trong số các doanh nghiệp chủ chốt của họ ở Ý và Pháp phải giảm sản lượng tới 40%. Các nhà máy đặt tại thành phố Ferrara (Ý) và Le Havre, Pháp, hàng năm sản xuất hơn 1 triệu tấn amoniac và khoảng 900 nghìn tấn cacbamit, được sử dụng làm phân bón trong lĩnh vực nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn vấn đề, bạn cần nhớ rằng chính Yara vào thời điểm tháng 11-12 năm ngoái đã giảm tốc độ và quy mô sản xuất, cũng 40%, và cũng do không thể chịu nổi giá năng lượng. Trên thực tế, bây giờ chúng ta đang nói về khả năng ngừng sản xuất hoàn toàn, trong khi các thị trường châu Âu phản ứng với sự tăng giá - và giá cả phân bón, nông sản, chủ yếu là ngũ cốc, đã gia tăng đều đặn.

Những người lái xe tải đình công

Tuần trước, hiệp hội vận tải đường bộ Ý Trasportounito đã thông báo về một cuộc đình công vô thời hạn của các tài xế xe tải. Lý do, như có thể đoán ra, cũng liên quan trực tiếp đến cuộc chiến trừng phạt chống Nga. Chi phí xăng và dầu diesel cụ thể ở Ý đã vượt quá 2 euro mỗi lít, đặt ra câu hỏi rất lớn về lợi nhuận của vận tải hàng hóa đường bộ. Chủ các công ty vận tải phải đối mặt với một sự lựa chọn đơn giản: làm ăn thua lỗ, hoặc tăng giá mạnh vận chuyển hàng hóa, ngay lập tức sẽ dẫn đến số lượng đơn hàng giảm. Ngõ cụt.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nhân loại có nguy cơ bị đói vì khủng hoảng Ukraina
Một cơn bão thực sự đang đến gần các quốc gia châu Âu chưa kịp thoát ra khỏi làn sóng đầu tiên của cuộc khủng hoảng năng lượng do đại dịch gây ra, mà không phải ai cũng có thể sống sót. Đây không phải là một hình ảnh trong bài phát biểu hay sự cường điệu.
Vào ngày 9 tháng 3, một lá thư tập thể có chữ ký của đại diện tất cả các lĩnh vực chủ chốt ngành công nghiệp châu Âu đã được gửi tới Ủy ban châu Âu. Hiệp hội thép Châu Âu (EUROFER), Hiệp hội Xi măng Châu Âu (CEMBUREAU), Hiệp hội Công nghiệp Gốm Châu Âu (Cerame-Unie), Hiệp hội các nhà sản xuất sắt thép Châu Âu (EUROALLIAGES), Hiệp hội các nhà sản xuất kim loại màu Châu Âu (EUROMETAUX), Kim loại Châu Âu và Hiệp hội Khai thác khoáng sản (EUROMINES), Hiệp hội Đất sét Châu Âu mở rộng (EXCA) và Liên minh Thủy tinh Châu Âu (Glass Alliance Europe) yêu cầu Brussels thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ổn định thị trường năng lượng.

Sự sụp đổ của các ngành công nghiệp châu Âu

Các nhà công nghiệp cảnh báo nếu Ủy ban châu Âu không ngăn chặn đà tăng giá năng lượng và điện, điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn công nghiệp châu Âu và kết quả là nền kinh tế sụp đổ. Đáng chú ý là bức thư đặc biệt đề cập đến các nguồn thay thế. Đại diện giới doanh nghiệp, không giống như các nhà báo hay nhà hoạt động môi trường tích cực ở phương Tây, không coi các nguồn năng lượng tái tạo là đáng tin cậy và yêu cầu chính phủ đưa ra giải thích đầy đủ về cách thức và mức độ để thay thế khí đốt tự nhiên, dầu và than đá, bao gồm cả nguồn cung cấp từ Nga.
Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa, không có một câu chữ tưởng tượng nào trong bài viết của chúng tôi ở đây, mà chỉ là những con số thống kê khô khan.
EU dự kiến từ bỏ việc mua dầu, khí đốt và than đá từ Nga
Báo chí Anh đưa tin giá dầu kỳ hạn tháng 4 đã tăng gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt trên lãnh thổ Ukraina và cuộc chiến trừng phạt chống lại Nga, giá khí đốt tự nhiên trên các sàn giao dịch châu Âu tăng vọt 79%. Một thùng dầu Brent hiện đang giao dịch ở mức 140 đô la, tức là chỉ trong hai tuần, giá tăng 10 phần trăm, gần với kỷ lục lịch sử của năm 2008, khi một thùng được trả 147 đô la. Điều hợp lý là nếu các nguồn sơ cấp trở nên đắt hơn, thì giá điện cũng không thể giữ nguyên. Ở Anh tuần trước, chi phí cho một megawatt giờ đạt 345, và ở Đức, con số này vượt quá 220 euro.
Trong bối cảnh giá cả tăng vọt, các nhà lãnh đạo châu Âu đã giảm mạnh mức độ hùng biện chống Nga. Ví dụ, Olaf Scholz nói châu Âu đã cạn kiệt mọi khả năng để áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Moskva, và Boris Johnson thậm chí thừa nhận không ai từng đặt câu hỏi về sự vĩ đại của nước Nga và người dân nước này.
Nhân tiện, liên quan đến nước Anh, có một sự thật thú vị đáng chú ý.
Theo Daily Mail của Anh, đúng một tháng trước khi bắt đầu chiến sự ở Ukraina, Anh đã lập kỷ lục lịch sử khi chi 2,6 tỷ bảng Anh để mua năng lượng của Nga. 911,5 triệu bảng được chi mua khối lượng lớn xăng và dầu diesel, 32 triệu bảng khác được sử dụng để mua than nhiệt, than cốc luyện kim và than bánh, 590,4 triệu bảng cho dầu thô và 289,1 triệu bảng cho khí đốt tự nhiên từ Nga.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Doanh nghiệp Việt 'kẻ khóc, người cười' với tình hình Nga - Ukraina
Chúng tôi không biết liệu Anh có các nguồn thông tin riêng của mình trong bộ quốc phòng Nga hay không, nhưng việc khẩn cấp mua các sản phẩm năng lượng với khối lượng kỷ lục từ Nga, nơi mà London có mối quan hệ cực kỳ không thân thiện từ hàng thế kỷ trước, trông có vẻ rất đáng ngờ. Tuy nhiên, như chúng ta có thể thấy, việc tạo ra một vùng đệm nguồn lực an toàn đã không giúp ích gì cho Anh và các nước EU. Trong một nỗ lực trừng phạt Nga, liên minh các nước phương Tây, nếu không tự đánh sập nền công nghiệp và nền kinh tế của chính mình, thì cũng đẩy chúng vào cuộc khủng hoảng sâu sắc.
Thảo luận