Tại sao Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc và đường?
Các sản phẩm trên thế giới đang trở nên đắt hơn hàng chục phần trăm do nhu cầu tăng cao. Và đây vẫn chưa phải giới hạn, các nhà phân tích cảnh báo. Vấn đề hậu cần và các lệnh trừng phạt đối với Nga, quốc gia cung cấp thị phần ngũ cốc lớn trên thị trường toàn cầu, sẽ có ảnh hưởng.
SputnikMoskva công bố lệnh cấm xuất khẩu tạm thời để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt và tăng giá trong nước.
Cấm xuất khẩu
Xuất khẩu lúa mì, meslin (hỗn hợp lúa mì mềm và lúa mạch đen), lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) bị cấm cho đến ngày 30 tháng 6. Các hạn chế cũng áp dụng đối với đường trắng và đường mía. Các sản phẩm này bị cấm bán ra ngoài cho đến cuối mùa hè.
Nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Sẽ tiếp tục các chuyến hàng cung cấp hỗ trợ nhân đạo, cũng như "
trong khuôn khổ vận chuyển quá cảnh quốc tế", dịch vụ báo chí chính phủ đưa tin.
Điều này là cần thiết do lạm phát thế giới tăng nhanh. Giá lương thực đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 2, theo
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc. Dầu thực vật hầu hết đều tăng giá: so với tháng 1, chúng tăng 8,5%. Sữa - gần 6,5%.
Và hiện giờ nhiều người lo sợ tình trạng thiếu lương thực. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi nông dân buộc phải hạn chế sử dụng phân bón - họ không thể mua được.
Nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả các sản phẩm của Nga, ngày càng tăng. Và điều này cũng được phản ánh trong báo giá của các loại nông sản. Ví dụ, kể từ giữa tháng Hai, lúa mì đã tăng giá 38%, đường tăng 6%.
Do đồng rúp mất giá nên các nhà xuất khẩu trong nước bán ra nước ngoài sẽ có lợi hơn. Khách hàng sẽ mua và trả nhiều tiền hơn.
"Nếu cho phép xuất khẩu, giá lương thực trong nước sẽ tăng vọt và một số sản phẩm sẽ bị thiếu hụt. Đây chính là điều họ đang cố gắng tránh", - Piotr Zabortsev, giám đốc phụ trách sáng tạo của công ty “OS-Centr” cho biết
Như thực tế cho thấy, những doanh nhân vô đạo đức có thể lợi dụng tình hình. Họ tạo ra sự thiếu hụt giả tạo hàng hóa và những mặt hàng có ý nghĩa xã hội. Ví dụ, đây là hành động của những doanh nghiệp trung gian đóng gói đường kính. Người bán buôn và người bán lẻ cũng không mất gì, chỉ phải tích cực thay đổi bảng giá bán ra.
Chính phủ muốn bảo vệ thị trường thực phẩm trong nước. Đặc biệt là trong bối cảnh
bị trừng phạt, khi lượng hàng hóa nhập khẩu giảm và giá của chúng tăng lên.
"Mục tiêu chính là tăng nguồn cung trong nước. Để ngăn chặn sự tăng giá của các sản phẩm cơ bản. Ngay cả khi thiệt hại về doanh thu xuất khẩu", - Mark Goykhman, nhà kinh tế trưởng tại trung tâm phân tích và thông tin «TeleTrade», nói.
Những lệnh hạn chế này sẽ cho phép thị trường nội địa không bị thiếu hụt.
Bớt đi hai nhà xuất khẩu lớn
Nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới là Nga, chỉ đứng dưới sản lượng của
tất cả các nước EU cộng lại, theo báo cáo tháng 3 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về thương mại ngũ cốc thế giới.
Theo Cục này, từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021, Nga chiếm khoảng 16% tổng nguồn cung toàn cầu. Liên minh Châu Âu - 18%. Úc đứng ở vị trí thứ ba: xuất khẩu 13%.
Tính đến tháng Hai, Nga đã xuất khẩu hơn 21,5 triệu tấn lúa mì. Khách hàng chính là Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
"Đất nước luôn bán một phần đáng kể nông sản của mình ra thị trường nước ngoài. Tiêu thụ nội địa không bị ảnh hưởng. Dự trữ trong nước luôn giữ ở mức cao", - Artem Deev, trưởng bộ phận phân tích của AMarkets cho biết.
Vụ mùa bội thu cũng được mong đợi trong mùa này. Theo Bộ Nông nghiệp Nga, nông dân trong nước sẽ thu hoạch khoảng 123 triệu tấn ngũ cốc. Mùa đông nhiều tuyết giúp cho điều này. Trong lớp đất một mét - độ ẩm từ 120 đến 180 mm.
Năm ngoái, sản lượng thu hoạch lên tới 120,7 triệu tấn. Nhưng khi đó giá thế giới thấp hơn khoảng một lần rưỡi. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt chống Nga hiện đã được bổ sung thêm.
"Trong điều kiện thực tế bị phương Tây phong tỏa các cảng Biển Đen, Nga không thể xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quen thuộc - châu Âu hoặc Trung Đông", - nhà phân tích giải thích.
Theo giám đốc Ngân hàng Thế giới, David Malpass, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sẽ có tác động lớn hơn tới nền kinh tế toàn cầu so với
tình hình ở Ukraina.
"Dự trữ tốt, cũng như sản lượng thu hoạch ngũ cốc cao dự kiến sẽ ổn định giá hàng hóa trong nước trong năm. Đối với các nước khác, lệnh cấm xuất khẩu có thể cực kỳ khó khăn, dẫn đến giá sản phẩm cao hơn và thiếu hụt một số mặt hàng", - Deev dự đoán.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cũng cảnh báo về điều này. Theo tính toán của họ, giá lương thực thế giới có thể tăng 8 - 22% do cuộc xung đột ở Ukraina.
Nga và Ukraina chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu. Tổng tỷ trọng xuất khẩu lúa mạch, lúa mì và ngô của hai nước trong 5 năm qua lần lượt là 19%, 14% và 4%. Cả hai quốc gia đều dẫn đầu trong việc cung cấp dầu hạt cải. Về dầu hướng dương, họ chiếm một nửa thị trường. Không có gì đáng ngạc nhiên, do các sự kiện ở Ukraina, Cựu thế giới đang đối mặt với
tình trạng thiếu nguyên liệu thô.
Lệnh cấm cung cấp ngũ cốc cho EAEU cũng được chú ý.
"Quyết định như vậy có thể là sữ tiêu cực bổ sung. Nga là nước dẫn đầu toàn cầu về xuất khẩu lúa mì. Trong giai đoạn 2020-2021, lên tới khoảng 33 triệu tấn, theo Cơ quan Hải quan Liên bang. Con số này nhiều hơn nhiều so với EU (27,5 triệu tấn), Canada và Hoa Kỳ (27 triệu tấn mỗi nước). Úc có 19 triệu tấn", - Mark Goykhman liệt kê.
Trên thị trường đường, thị phần của Nga thấp hơn nhiều: thứ 8 trong số các nước sản xuất.
"Theo đó, tác động của hạn chế nguồn cung đối với điều kiện thị trường sẽ thấp hơn đối với ngũ cốc", - nhà kinh tế lưu ý.
Ngoài ra, đừng quên lệnh cấm xuất khẩu chỉ là tạm thời. Khi tình hình địa chính trị bình thường hóa, có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt hoặc giảm các hạn chế trong nửa cuối năm nay.