Thị trường ô tô Việt Nam khan hàng vì khủng hoảng nguồn cung chất bán dẫn

Hai năm đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung chất bán dẫn cho nền sản xuất thế giới. Và mới đây, căng thẳng Nga – Ukraina tiếp tục làm trầm trọng thêm những khó khăn cho ngành ô tô, cả ở thị trường Việt Nam.
Sputnik
Nhiều đại lý không có sẵn xe để bán cho khách khi nhận đơn đặt hàng. Cả thị trường, từ phân khúc phổ thông đến xe sang, đều chịu chung cảnh khan hàng này.

Thiếu xe để bán

Chịu ảnh hưởng nặng nhất là các dòng xe nhập khẩu từ nước ngoài. Trong tháng 2, doanh số Toyota Hilux bán ra là…0 chiếc. Dòng bán tải đã hết hàng và xe mới thì chưa về. Với một chiếc xe phổ thông, điều này là chưa từng có.
Trước đây, một số xe nhập khẩu từng có giai đoạn không thể về nước nhưng chủ yếu là do quy định, thủ tục giấy tờ chứ không phải vì nguồn cung.
Việt Nam giảm doanh số ô tô trong hai tháng liên tiếp, người dân thắt chặt chi tiêu?
Hiện khách hàng phải chờ 6-7 tháng để sở hữu 1 chiếc Toyota Raize. Những cái tên hybrid nhập khẩu Altis, Corolla Cross, Camry cũng đang trong tình trạng cháy hàng.
Theo hãng Ford, mẫu Explorer nhập khẩu Mỹ bị ảnh hưởng vì nguồn cung linh kiện cho dòng xe này đang thiếu hụt.
Các đại lý Ford đã tăng giá bán bằng phụ kiện kèm theo hàng trăm triệu nhưng cũng không đủ xe Explorer giao cho khách. Trong khi đó, Mitsubishi Việt Nam cũng thiếu hụt các mẫu Pajero Sport, Triton nhập Thái.
Phân khúc xe sang còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi phần lớn các hãng đều nhập khẩu, xe lại sử dụng nhiều chip. Khách mua xe Lexus, Porsche có thể phải chờ tới 12 tháng hoặc lâu hơn. Các mẫu BMW X6, X7 cũng tương tự.
Khách mua cũng phải chờ 3-6 tháng với các dòng xe nhập của Mercedes như S-class, GLE, GLS. Trong khi đó, Peugeot đã thiếu hàng từ trước Tết và hiện vẫn cung chưa đủ cầu.
Vì sao Việt Nam còn thua Thái Lan, Indonesia trong sản xuất ô tô?
Nhìn chung, các mẫu xe càng nhiều công nghệ điện tử, nghĩa là dùng nhiều chip, thì càng phải chờ đợi lâu.
Tại Mỹ, một số hãng chọn cách giao xe trước cho khách và hẹn khi nào có đủ chip sẽ lắp đặt hoàn thiện các chi tiết thiếu trên xe, ví dụ như màn hình. Những người mua Toyota Land Cruiser hay Lexus LX600 tại Nhật Bản thậm chí phải chờ tới… 4 năm.

Xe lắp ráp ở Việt Nam cũng “chịu trận”

Mặc dù đã chuẩn bị linh kiện từ trước, các dòng xe lắp ráp trong nước cũng không khá khẩm hơn.
Trong cả tháng 2, mẫu bán tải Ford Ranger chỉ bán ra được 230 xe, con số thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Đây cũng là lần đầu dòng xe này đánh mất ngôi bán chạy nhất phân khúc.
Với đặc thù lắp ráp trong nước toàn bộ dải sản phẩm, Hyundai không thể đẩy ra thị trường số lượng xe khách hàng mong muốn, đặc biệt là với dòng Tucson và Santa Fe, vốn được trang bị nhiều công nghệ. Trong khi đó, các dòng xe ít công nghệ như i10, Accent vẫn đảm bảo, dù không thật nhiều.
Trung Quốc bán ô tô sang Việt Nam, Chery đăng ký bản quyền SUV OMODA 5
Một hãng Hàn Quốc khác là KIA cũng đã thiếu xe khoảng 1 năm trở lại đây, nhưng ngày càng nghiêm trọng hơn. Các mẫu xe đều phải chờ 1-2 tháng, thậm chí Seltos hay Sonet có thể lên tới 3-4 tháng.
Với thương hiệu Toyota, dòng sedan chủ lực là Vios vẫn còn đủ nguồn cung nhưng tồn kho không nhiều. Hiện các đại lý cũng đã cắt giảm khuyến mãi để tối ưu lợi nhuận.
Trong tình trạng thiếu chip bán dẫn, lượng xe điện VinFast VF e34 bàn giao không như kỳ vọng. Hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết đang tìm cách để giải quyết sớm vấn đề linh kiện trong mùa hè này để có thể đảm bảo cung cấp 65.000 đơn đặt hàng các mẫu e34 và VF8, VF9 trên toàn cầu.
Cùng với VF 8, VF 9 sẽ ra mắt thị trường toàn cầu giữa năm 2022
Thương hiệu xe sang duy nhất lắp ráp trong nước hiện nay là Mercedes. Các dòng xe của hãng như C-class, E-class, GLC vẫn đủ cung cấp cho khách ngay trong tháng, tuy nhiên người mua không được thoải mái lựa chọn phiên bản, màu sắc, option như trước. Vì thiếu chip, một số mẫu xe đã bị cắt các option.
Lượng xe của các hãng như Honda, Mazda hiện vẫn đủ giao nhưng nếu tình trạng thiếu hụt linh kiện tiếp tục kéo dài, nguồn cung có thể giảm bởi tồn kho không còn nhiều. Những hãng khác như Subaru, Suzuki, Volkswagen, do đặc thù có doanh số không cao, nên nguồn cung vẫn đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
"Nhiều dòng xe có thể khan hàng đến cuối 2022. Lượng xe phân bổ về đại lý giảm, các chương trình khuyến mãi vì thế không còn tốt như trước", trưởng phòng bán hàng của một đại lý Toyota ở TP.HCM cho VnExpress hay.
Theo ông Võ Thành Tài, tổng trưởng phòng marketing Mitsubishi Việt Nam, đa phần các hãng đều có kế hoạch nhập xe, linh kiện đi kèm dự trù hoạt động kinh doanh 3-4 tháng để không đứt gãy nguồn cung.
Tuy nhiên, nếu tình hình thiếu linh kiện xảy ra lâu hơn, việc doanh số các hãng sụt giảm là điều chắc chắn.

Phát triển ngành công nghiệp xe ô tô từ gốc

Thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam cho thấy, tháng 1/2022, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam nhập khẩu 395 triệu USD linh kiện và phụ tùng ô tô các loại, trong khi đó con số này của tháng 12/2021 là 428 triệu USD.
Giao thông ở Hà Nội
Có thể thấy, linh kiện và phụ tùng ô tô các loại nhập về Việt Nam trong tháng đầu năm 2022 đã giảm 7,8% so với tháng cuối cùng của năm 2021.
Việt Nam được nhiều nhà sản xuất ô tô đánh giá là thị trường xe hơi tiềm năng ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, vì mới chỉ đang trong giai đoạn phát triển nên phần lớn ô tô lắp ráp trong nước đều phải nhập nhiều linh kiện từ nước ngoài và chưa chủ động được nguồn cung nội địa.
Việt Nam vừa nhập những loại xe ô tô nào từ Trung Quốc?
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến làm việc đến nhà máy Huyndai khu kinh tế Vân Phong gần đây đã đề nghị doanh nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa cũng như góp phần thúc đẩy phát triển các ngành phụ trợ trong nước.
Xu hướng “xây nền bền vững” – phát triển ngành công nghiệp ô tô từ gốc sẽ giúp Việt Nam có thể hạn chế được những tác động tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng thiếu chất bán dẫn, chip điện tử cùng như linh kiện sản xuất trong tương lai.
Thảo luận