Trung Quốc bán ô tô sang Việt Nam, Chery đăng ký bản quyền SUV OMODA 5

© Ảnh : CheryChery Omoda 5
Chery Omoda 5 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2022
Đăng ký
Tại Việt Nam, các thương hiệu xe ô tô Trung Quốc như Chery, Beijing U5 Plus, Hongqi H9 và E-HS9, MG5 đang thu hút sự chú ý của khách hàng muốn mua xe hơi.
Theo Công báo sở hữu công nghiệp tháng 2, hãng xe Chery Trung Quốc đã đăng ký bản quyền cho một mẫu sản phẩm xe SUV mới tại Việt Nam.
Các chuyên gia còn tỏ ra khá thận trọng khi đánh giá về chất lượng sản phẩm và tiềm năng phát triển của xe Trung Quốc ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc các hãng xe Tàu chọn lắp ráp, sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn là “điều bình thường” trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Chery ra mắt mẫu SUV mới

Trao đổi với báo chí, quản lý thương hiệu Chery tại Việt Nam Lý Vân Kiện cho biết mẫu xe mà hãng vừa đăng ký là OMODA 5.
Mẫu xe này lần đầu tiên được Chery giới thiệu tại Triển lãm ôtô Quảng Châu 2021. Xe được thiết kế theo triết lý Art in Motion và sở hữu khả năng tương thích động cơ đốt trong lẫn động cơ điện.
Tương tự phần lớn các mẫu xe Trung Quốc khác trên thị trường, OMODA 5 có thiết kế hiện đại và thời trang. Phần đầu xe được trang bị lưới tản nhiệt dạng kim cương không viền nối liền với phần cản trước. Mui xe được vuốt ngược ra phía sau, từ đó làm tăng khả năng khí động học và tạo cảm giác gọn gàng cho xe.
Xe ô tô - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
Việt Nam vừa nhập những loại xe ô tô nào từ Trung Quốc?
Về nội thất, OMODA 5 nổi bật với cụm màn hình trải dài từ người lái đến giữa xe, mỗi màn hình có kích thước 10,25 inch. Vô lăng xe được thiết kế dạng thể thao 3 chấu, trang bị cần số điện tử, phanh tay điện tử.
Thông tin chi tiết về OMODA 5 hiện chưa được Chery thông báo. Xe dự kiến được bán ra thị trường trong năm nay tại các quốc gia ở châu Á, Bắc Mỹ, Australia, châu Phi và châu Âu.
© Ảnh : CheryChery Omoda 5
Chery Omoda 5 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Chery Omoda 5
Hãng cũng cho biết đang cân nhắc mang các mẫu xe điện như eQ1, QQ Ice Cream... về Việt Nam. Trước đó, tập đoàn xe Trung Quốc từng đăng ký bản quyền 2 mẫu xe khác là Tiggo 3X Plus và Arrizo 6.

Thương hiệu ô tô nổi tiếng Trung Quốc sắp về Việt Nam

Chery là thương hiệu ô tô Trung Quốc được thành lập năm 1997. Tại Trung Quốc, đây cũng là một trong những thương hiệu ô tô khá nổi tiếng.
Hãng đặt trụ sở tại Vũ Hồ, tỉnh An Huy. Từ 2003 đến nay, hãng đã có 18 năm liên tiếp là doanh nghiệp xuất khẩu ôtô lớn nhất Trung Quốc. Ở thị trường nước ngoài, thương hiệu này hoạt động mạnh ở các tại khu vực Nam Mỹ, Đông Âu, và châu Phi. Hãng còn là đối tác sản xuất, lắp ráp xe Jaguar - Land Rover tại thị trường Trung Quốc với cổ phần chia đều 50:50.
Chery tham gia sản xuất đa dạng các dòng xe dùng động cơ đốt trong lẫn xe điện. Các mẫu xe Tiggo, Exeed thuộc phân khúc CUV/SUV, trong khi Arrizo là xe sedan.
Hai mẫu xe điện VF 8 và VF 9 của VinFast đang nhận đặt hàng trên toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
VinFast và Pininfarina công bố thiết kế VF8, VF9, Vingroup đầu tư lớn vào Quảng Ninh
Xe điện Chery trải dài nhiều phân khúc khác nhau tử nhỏ đến lớn như eQ1, Tiggo 2e, Tiggo e, Arrizo e, @Ant. Tất cả các xe điện của Chery đều có tầm hoạt động lớn hơn 300 km.
Hiện Chery vẫn chưa chính thức công bố thời điểm cụ thể gia nhập thị trường Việt Nam. Theo ông Lý Vân Kiện, hãng đang nỗ lực để có thể ra mắt người tiêu dùng Việt trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, Chery từng xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2009 với việc hợp tác cùng Liên doanh ôtô Hòa Bình (VMC). Khi đó, chiếc QQ3 lắp ráp trong nước có giá 9.900 USD. Sau đó 1 năm, doanh nghiệp này cho ra đời chiếc xe thuộc dòng "cao cấp" Riich M1 giá 288 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi các đối thủ Nhật, Hàn, Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng, thương hiệu Chery dần biến mất cùng với sự thoái trào chung của xe hơi Trung Quốc tại Việt Nam.p
Trong 2 năm trở lại đây, xe Trung Quốc dần quay lại khi một số doanh nghiệp miền Bắc nhập về nhiều mẫu xe thiết kế hiện đại, tiện nghi với giá thành thấp hơn các đối thủ khác cùng phân khúc. Có thể kể đến một số chiếc như Beijing X7, BAIC X5, Brilliance V7, Zotye Z8...
Tuy vậy, xe Trung Quốc vẫn cần có thêm thời gian để kiểm chứng về chất lượng và tính bền bỉ trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, hệ thống showroom, bảo dưỡng còn khá ít ỏi là những trở ngại cho xe Trung Quốc tại Việt Nam. Trong thời gian tới, các hãng xe Trung Quốc có thể cạnh tranh tại Việt Nam ở mảng xe điện, nơi thị trường còn nhiều tiềm năng và mới chỉ có VinFast tiên phong khai phá.

Dấu hỏi về chất lượng của xe Trung Quốc

Như Sputnik đã thông tin, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong năm 2021, ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 22,75 nghìn chiếc, tăng mạnh 207% so với năm trước. Về giá trị, ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam năm qua đạt 873,1 triệu USD.
Tổng cục Hải quan cũng cho biết, ô tô nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc chủ yếu là xe trên 9 chỗ ngồi và các loại ô tô chuyên dụng.
Хe Skoda - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Hãng xe CH Séc Skoda đầu tư nhà máy lắp ráp ô tô chuẩn châu Âu ở Việt Nam
Ngoài ra, các dòng xe ô tô Trung Quốc 9 chỗ ngồi trở xuống thường được các công ty tư nhân nhập khẩu về nước khá hạn chế nhưng sau khi về Việt Nam lại nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân bắt nguồn từ những tò mò, tranh cãi về chất lượng, giá cả và công nghệ trang bị trên xe Trung Quốc.
Ông Phạm Thành Lê, Quản trị viên của diễn đàn Otofun, thông tin với tạp chí Đầu tư tài chính cho biết hiện nay trên thị trường, chưa tính các thương hiệu Trung Quốc, đã có hơn 30 thương hiệu ô tô cạnh tranh ở đủ các phân khúc. Thị trường ô tô của Việt Nam tuy có phát triển liên tục về quy mô nhưng vẫn còn khá hạn chế.
Do vậy, theo ông Lê, về mặt lý thuyết, việc xuất hiện thêm các nhà phân phối xe Trung Quốc sẽ làm tăng thêm sự cạnh tranh giữa các hãng xe. Tuy nhiên, khó có thể nhận định ngay rằng xe Trung Quốc sẽ gây nhiều khó khăn cho các đối thủ ngay trong năm 2022.
Ông Phạm Thành Lê đánh giá, sự xuất hiện của những thương hiệu ô tô Trung Quốc (đã và dự kiến sẽ ra mắt) có 3 đặc điểm đáng chú ý như sau.
Thứ nhất, trong số này có những thương hiệu hoàn toàn mới, nhưng cũng có những thương hiệu nhiều năm trước đã được đưa vào Việt Nam mà chưa đạt được thành công.
Thứ hai, số lượng thương hiệu đang có mặt trên thị trường thực ra không nhiều hơn so với quãng thời gian khoảng 10 năm trước, nhưng khác biệt ở chỗ đến từ nhiều nhà phân phối khác nhau.
Lượng xe ôtô kẹt cứng cửa ngõ Thủ đô - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
Huyndai, Toyota, Kia, VinFast và những mẫu xe ô tô bán chạy nhất Việt Nam đầu năm 2022
Thứ ba, trước đây các xe Trung Quốc được đưa vào Việt Nam đều thua xa các mẫu xe đã có trên thị trường, cả về hình thức lẫn tính năng, trang bị đi kèm.
“Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc gần như không có người mua và phải rời khỏi thị trường, cho dù giá bán thấp hơn nhiều các xe đối thủ”, quản trị viên của diễn đàn Otofun bày tỏ.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Thành Lê, các xe Trung Quốc hiện nay, gồm cả thương hiệu đã có trên thị trường lẫn những thương hiệu đang chuẩn bị mở bán, đều cải tiến mạnh mẽ so với trước đây cả về thiết kế và tính năng.
“Các mẫu xe đều theo cách làm của xe Hàn Quốc từ nhiều năm trở lại đây là trang bị thật nhiều tính năng để tạo lợi thế cạnh tranh”, ông Lê lưu ý.
Thực tế, trở ngại lớn đối với xe Trung Quốc nhập khẩu nguyên chiếc hiện nay là thuế cao. Ô tô Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu 47% - 70% tùy loại. Với thuế suất này, giá xe không thể giảm thấp. Vì vậy, xe Trung Quốc gặp bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN hưởng ưu đãi thuế 0%.
Bàn về vấn đề này, ông Phạm Thành Lê nêu quan điểm, do người tiêu dùng Việt Nam trước đây không ưa chuộng các mẫu xe Trung Quốc (như đã kể trên), nên có thể chính các hãng xe Trung quốc cũng chưa để ý nhiều đến thị trường ô tô Việt Nam, cộng thêm vào đó là mức thuế cao cũng là trở ngại để các thương hiệu ô tô Trung Quốc có thể chính phục khách hàng trong nước.
“Chính vì thế, để có thể cạnh tranh với các đối thủ hiện tại, các hãng xe Trung Quốc cần nhiều thời gian và những chính sách sao cho phù hợp”, chuyên gia nhấn mạnh.
Quản trị viên của Otofun cho biết, có thể đưa vào lắp ráp trong khu vực ASEAN để hưởng ưu đãi thuế hoặc mở nhà máy ngay tại Việt Nam để vừa bán trong nước, vừa bán ra các nước khác trong khu vực ASEAN mới là cách làm vững chắc để có thể xây dựng nền tảng vững chắc và chinh phục người tiêu dùng.

“Trung Quốc sản xuất xe ở Việt Nam là điều bình thường”

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, cho rằng ô tô Trung Quốc đã rất nhiều lần thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng chất lượng của xe chưa cao.
Bên cạnh đó, sau một thời gian có mặt thì các hãng xe này nhanh chóng bị thất thế so với các hãng xe khác trong nước cũng như các hãng ô tô quốc tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2022
Ô tô nhập khan hàng, Việt Nam cần cuộc cách mạng công nghiệp lắp ráp xe hơi
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, thực tế đã chứng minh rằng người tiêu dùng trong nước, sau một thời gian thử nghiệm các mẫu xe có nguồn gốc từ Trung Quốc, thấy rằng độ bền của ô tô Trung Quốc rất kém so với các mẫu xe của hãng khác cùng chủng loại, phấn khúc.
Mặc dù ô tô Trung Quốc có giá bán rất rẻ nhưng việc bỏ ra số tiền lớn để đánh cược với các may rủi của ô tô Trung Quốc khiến người tiêu dùng Việt Nam khá dè dặt.
Ông Thịnh phân tích, ô tô là một tài sản lớn, vì vậy việc người tiêu dùng quyết định xuống tiền phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, như: mẫu mã, từ độ an toàn, trang bị tiện ích, độ bền, phương thức sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng và nhiều vấn đề khác nữa.
Liên quan đến việc các hãng xe Trung Quốc lên kế hoạch mở nhà máy ngay tại Việt Nam để hưởng các chính sách ưu đãi, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc các hãng xe trên thế giới, không chỉ riêng Trung Quốc đưa vào xây dựng nhà máy sản xuất ngay tại Việt Nam là điều hết sức bình thường.
“Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm, chính sách cạnh tranh của họ thế nào mới là điều đáng lưu tâm”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала