Vừa cam kết không lúc nào thiếu xăng, giờ Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu than cho điện

HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 17/3, Bộ Công Thương vừa ra chỉ đạo khẩn bằng văn bản số 1225/BCT-DKT ngày 11/3/2022 về việc đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện.
Sputnik
Theo đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh vào việc các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra trường hợp phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nguyên liệu.

Không được để thiếu than cho sản xuất điện

Trong văn bản nêu trên, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.
Đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.
Việt Nam có “siêu nhà máy” nhiệt điện than 2,8 tỷ USD dùng công nghệ siêu tới hạn
Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, trong bất kỳ trường hợp nào, các đơn vị cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng được giao nhiệm vụ chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) có giải pháp điều độ phù hợp với tình hình thực tế cũng như thông báo kế hoạch huy động cập nhật hàng tháng cho chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than để kịp thời thu xếp nguồn than cho sản xuất điện.

Tại sao Việt Nam lại lo thiếu than sản xuất điện?

Nguyên nhân của chỉ đạo khẩn của Bộ Công Thương bắt nguồn từ các báo có của một số chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than về việc TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cung cấp không đủ khối lượng than trong 2 tháng đầu năm 2022 theo hợp đồng mua bán, cung cấp than đã ký.
Trong báo cáo nêu rõ, rong tháng 2 vừa qua, tổng khối lượng than thực cấp của Tập đoàn TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cấp cho các nhà máy nhiệt điện than của EVN chỉ tương đương 69,24% khối lượng hợp đồng đã ký và thấp hơn nhiều so với nhu cầu vận hành của các nhà máy này.
Dự án điện mặt trời của SK Group và Nami Solar, Việt Nam vẫn cần điện than, điện hạt nhân
Đặc biệt, nhà máy Nhiệt điện than BOT Vĩnh Tân 1 cũng không được cung cấp đủ than theo như hợp đồng cung cấp than đã ký từ cuối năm 2013 và như vậy, có thể dẫn tới nguy cơ phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.
Nguyên nhân mà Tập đoàn TKV đưa ra là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 dẫn đến thiếu hụt nhân công làm việc ở các mỏ than. Ngoài ra, căng thẳng giữa Nga và Ukraina cũng tác động đáng kể đến thị trường năng lượng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong những ngày từ cuối tháng 2 trở lại đây, giá các loại nhiên liệu như dầu, khí, xăng và cả than ở nhiều thị trường quốc tế đã liên tục tăng cao. Việc vận chuyển nhiên liệu bằng các phương thức vận tải đều có nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt, kể cả các chuyến tàu biển vận chuyển than.
Việt Nam tính toán như thế nào để bớt điện than, thêm điện gió ngoài khơi?
Điều này không chỉ làm hạn chế khối lượng than lưu thông trên thị trường mà còn làm giá than quốc tế cũng đã tăng cao kỷ lục chưa từng có so với trước đây.
Như Sputnik đã đưa tin, vào tháng 2/2022 nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, là dự án “siêu nhà máy” trị giá 2,8 tỷ USD vừa được khánh thành bên cạnh dự án liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn 9 tỷ đã đi vào vận hành.
Thảo luận