Trung lập như Thụy Sĩ?
Tác giả lưu ý rằng sự đối kháng giữa Mỹ và Nga càng trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng Ukraina, khiến New Delhi rơi vào tình thế khó khăn.
"Ấn Độ không xa lạ với những tình huống như vậy. Trong Chiến tranh Lạnh, nước này tuân thủ chiến thuật "không liên kết", - cố gắng không tham gia xung đột Liên Xô-Mỹ và duy trì chủ quyền, nhà báo Jen Kirby lưu ý.
Bà Jen Kirby lý giải rằng việc cân bằng giữa hai trung tâm quyền lực đòi hỏi New Delhi phải có những tính toán phức tạp, nhưng chiến lược như vậy mang lại lợi ích của Ấn Độ.
Mối quan hệ nồng ấm với Mỹ và áp lực trừng phạt của phương Tây không ngăn cản Ấn Độ giao dịch với Nga và đàm phán mua dầu với giá chiết khấu, nhà báo Mỹ viết.
Nguồn cung cấp quân sự từ Nga
Moskva cũng cung cấp một lượng lớn khí tài quân sự cho quân đội Ấn Độ. Kể từ năm 2010, nguồn cung đó chiếm tới 2/3 thị trường vũ khí của cả nước. Tác giả cho biết Anh, Pháp, Israel và Mỹ cũng không đạt được tỷ lệ cao như vậy. Ngoài ra, kho vũ khí khổng lồ đòi hỏi dịch vụ mà chỉ Nga mới có thể cung cấp, nhà báo cho biết.
Tức là, New Delhi cần Moskva mạnh mẽ để giúp duy trì cán cân quyền lực ở châu Á, nhà báo Jan Kirby kết luận.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Trước đó, trong bài phát biểu trước người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina, đồng thời ông Putin nói thêm rằng toàn bộ trách nhiệm với cuộc đổ máu sẽ thuộc về lương tâm của chế độ Kiev. Người đứng đầu Nhà nước Nga gọi mục tiêu của chiến dịch là bảo vệ người dân của hai nước CHND Donetsk và CHND Lugansk, đã phải chịu đựng chế độ diệt chủng trong vòng suốt tám năm qua.
Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng không tấn công các mục tiêu dân sự trên lãnh thổ Ukraina mà chỉ nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự. Bộ lưu ý rằng không có gì đe dọa dân thường.