Ông cho biết thêm,
xung đột giữa Nga và Ukraina cũng cho thấy truyền thông phương Tây vẫn "thống trị áp đảo" đối với dư luận quốc tế, và Trung Quốc phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong việc phá vỡ ảnh hưởng này.
Về phần mình, Liu Jiangyong, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, tin rằng đã có cơ hội ngăn chặn để không xảy ra "cuộc xung đột Nga-Ukraina, nhưng xung đột cuối cùng sẽ nổ ra là điều không thể tránh khỏi."
"Ukraina trong cuộc xung đột này không phải là một người chơi cờ, mà là một con tốt hoặc “một con tốt bị quẳng đi", - Liu Jiangyong nói.
Theo ông, "xung đột Nga-Ukraina có đặc điểm của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm địa chính trị đồng thời là một cuộc chiến hỗn hợp, bao gồm các lĩnh vực quân sự và ngoại giao, dư luận, kinh tế, tài chính, công nghệ, tâm lý và các lĩnh vực khác".
Ngày 21 tháng 2, đáp lại đề nghị từ các nước Cộng hòa Donbass và sau lời kêu gọi của các đại biểu Duma Quốc gia, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của LNR và DNR. Sáng sớm ngày 24 tháng 2,
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Theo lời ông Putin, cũng cần tiến hành phi hạt nhân hóa Ukraina, đưa ra trước công lý tất cả những tên tội phạm chiến tranh phải chịu trách nhiệm về «những tội ác đẫm máu chống dân thường» ở Donbass.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, không có gì đe dọa dân thường.
Với sự hỗ trợ của quân đội Nga, các đơn vị dân quân DNR và LNR đang phát triển cuộc tấn công, có tổn thất ở tất cả các bên.