Việt Nam bỏ phiếu trắng và 3 vũ khí của Nga khiến thế giới phải dè chừng

Theo các nhà ngoại giao của Việt Nam, nguyên nhân xung đột Nga – Ukraina hiện nay bắt nguồn từ chính Mỹ, NATO. Việc gây áp lực với Moskva cũng sẽ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho chính Hoa Kỳ, châu Âu và đồng minh phương Tây.
Sputnik
Đằng sau lá phiếu trắng của Việt Nam đối với nghị quyết mới của Liên Hợp Quốc về xung đột quan hệ Nga – Ukraina thể hiện điều gì?

Căng thẳng Nga – Ukraina bắt nguồn từ chính Mỹ và NATO?

Ngày 24/3, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc họp về tình hình Ukraina. Tại đây, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết mới của LHQ. Không ít tờ báo phương Tây lại tiếp tục xôn xao, ồn ào về lá phiếu trắng “thứ hai” của Hà Nội.
Ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhận định, địa chính trị của các cường quốc là một cuộc chơi rộng hơn, nhưng vẫn có không gian cho các nước nhỏ có thể đan xen lợi ích với các nước lớn và các nước khác.
Đặc biệt, theo nguyên Đại sứ Phạm Quang Vinh, đâu đó còn có không gian để nước nhỏ nâng vị thế quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu.
Căng thẳng Nga – Ukraina và cách giúp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường cà phê thế giới
Chia sẻ góc nhìn tại hội thảo “Nhìn từ cuộc chiến Nga- Ukraina: nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền”, do Hội truyền thông số Việt Nam tổ chức, hai nguyên Thứ trưởng Bộ Nngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh và Nguyễn Quốc Cường đã nêu ra những nhận định đáng chú ý về tình hình Nga - Ukraina hiện tại, cũng như bài học cho các nước nhỏ trong quan hệ với các cường quốc toàn cầu.
Theo ông Vinh, trong “bàn cờ” này, có sự đối đầu giữa nước lớn với nước lớn, nước lớn với nước nhỏ, và cách ứng xử đáp lại của nước nhỏ.
Trong đó, nguyên Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, căng thẳng Nga - Ukraina hiện tại, sâu xa là bắt nguồn từ việc Mỹ, NATO đã mở rộng ảnh hưởng sang phía Đông trong suốt những năm qua, làm thu hẹp không gian an ninh của Nga.
“Nga cũng đã nhiều lần cảnh báo với các nước về điều đó”, nguyên Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.
Đại sứ Việt Nam phân tích, khi cuộc xung đột đã nổ ra, có nghĩa Nga đã thấy được mối đe dọa là không gian an ninh của mình đang bị thu hẹp lại và cũng có nghĩa là các bên đã thấy mối đe dọa của Nga đến mình lớn hơn. Dường như đang có những sự chuyển động, trong cục diện của châu Âu khi cuộc chiến xảy ra.
“Việc Mỹ và NATO mở rộng về phía Đông dường như đã phá vỡ cơ hội tạo ra cấu trúc an ninh chung có thể tương đối ổn định cho cả phía Đông và phía Tây châu Âu. Trước đó, trong thời kỳ đầu, Nga và NATO đã thiết lập hình thái hợp tác ban đầu, nhưng dần dần cam kết đó đã bị giảm đi”, ông Phạm Quang Vinh lưu ý.
Theo Dân Trí dẫn lời ông Vinh, xung đột này, có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều cách đánh giá khác nhau. Đồng thời, ngoài lý do bị đe dọa về mặt an ninh, từ góc nhìn địa chính trị nước lớn, Nga quyết định mở chiến dịch quân sự ở Ukraina dường như còn vì muốn khôi phục lại vị thế và tầm ảnh hưởng của mình như trước đó.
“Đâu đó sẽ cần một điều ngoài giải pháp quân sự, có thể là giải pháp chính trị, như việc Kiev trở nên trung lập, như không tham gia NATO, sửa hiến pháp để bỏ mục tiêu tham gia NATO. Bản thân Ukraina, có thể cũng đã nhận thức rõ rằng câu chuyện được kết nạp vào NATO sẽ không phải là tương lai gần”, ông Vinh bày tỏ.

Việt Nam bỏ phiếu trắng là hợp lý?

Tại Hội thảo, Nguyễn Quốc Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng từng có thời gian phụ trách khu vực châu Âu và Nga, đồng thời là nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nhật Bản lưu ý về các vấn đề liên quan đến lập trường của Hà Nội.
Ông Cường nêu rõ, lập trường của Việt Nam với tình hình căng thẳng Nga và Ukraina là rất rõ ràng. Trong bài phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ.
Nghị sĩ Nga nhận định Mỹ chọn Ukraina là địa điểm căng thẳng mới trên thế giới
Theo vị chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, gần như không có “vũ khí” nào bảo vệ các nước nhỏ và nước tầm trung bằng luật pháp quốc tế. Như vậy có nghĩa là Việt Nam (vốn cũng nằm trong số các nước này) cần kiên trì theo đuổi điều đó.
“Luật pháp quốc tế, độc lập chủ quyền... là những vấn đề phải nói, vì đó là vũ khí của chúng ta, không nói sao được, bắt buộc phải nói! Ngày nay nói, ngày mai nói, ngày kia nói, nói đi nói lại, lúc nào cũng phải nói”, ông Cường nhấn mạnh.
Trong đó, các nước nhỏ và nước tầm trung nhận được sự ủng hộ hay không, uy tín có tăng lên hay không chính là từ việc bảo vệ luật pháp quốc tế.
“Các nước nhỏ và tầm trung cần theo đuổi việc đa dạng hóa quan hệ chính trị, kinh tế, an ninh không để chỉ phụ thuộc vào bất cứ một bên nào”, ông Cường nêu quan điểm.
Đáng chú ý, nguyên Thứ trưởng Cường cho rằng, các nước nhỏ và tầm trung cần đặc biệt chú ý về vấn đề an ninh mạng. Điều này là hết sức cần thiết, cần chuẩn bị kỹ năng phòng thủ và khả năng răn đe trước tấn công.
Khẳng định, các nước nhỏ và tầm trung cũng cần gia tăng sự tự chủ với các sản phẩm, công nghệ, không thể dựa hoàn toàn vào nước ngoài, ông Cường cho rằng, với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện tại, an ninh mạng ngày càng nổi lên là một chủ đề cần được quan tâm.
Liệu cố vấn cấp cao của Blinken có đòi Việt Nam chứng minh lập trường về Ukraina?
Về lá phiếu trắng của Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Cường đánh giá, đây là một lá phiếu hợp lý, với vị thế Việt Nam và xuất phát từ lợi ích của chính Việt Nam.
“Mỗi lần Việt Nam bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc, không vì bất cứ sự ủng hộ của ai, mà xuất phát từ chính lợi ích của Việt Nam, thể hiện chính sách ngoại giao độc lập của Việt Nam và đã cân nhắc kỹ lưỡng về quan hệ ngoại giao với tất cả các bên”, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường khẳng định.
Về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, khi nhắc tới cường quyền, các nước nhỏ và tầm trung sẽ coi đây là yếu tố nguy hiểm, nhưng xét trên quy mô rộng hơn là địa chính trị nước lớn, thì nó mang lại không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội.
Cùng chia sẻ quan điểm này, ông Phạm Quang Vinh cũng nhấn mạnh, Việt Nam có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraina.
“Chúng ta luôn muốn duy trì quan hệ tốt với cả hai nước. Khi hai người bạn có mâu thuẫn lẫn nhau, Việt Nam mong muốn những căng thẳng được tháo gỡ và ủng hộ cho hai bên đối thoại để giải quyết vấn đề”, ông Phạm Quang Vinh lưu ý.

Nga sở hữu ba vũ khí đặc biệt

Tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Cường đánh giá, việc nổ ra chiến sự giữa Nga và Ukraina, dù có những dự báo trước, nhưng là tương đối bất ngờ.
Theo đó, bất ngờ này đã tạo ra hàng loạt những điều chưa có tiền lệ, trong đó, theo chuyên gia Việt Nam, phương Tây cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
BQP Nga: Đã phá hủy một cơ sở nhiên liệu lớn dành cho thiết bị quân sự của Ukraina gần Kiev
Đầu tiên, xung đột này đã tạo ra bước ngoặt lớn nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh Lạnh. Hiệp ước Helsinki ký năm 1975 được coi là khung thỏa thuận bảo đảm an ninh châu Âu hậu chiến tranh.
“Xung đột này, với nguy cơ lan ra toàn châu lục, sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề về kinh tế và khủng hoảng nhập cư, để lại hậu quả lâu dài cho châu Âu trong thời gian tới”, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường bày tỏ.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Quốc Cường, sau những năm chính quyền Mỹ có quan điểm nước Mỹ trên hết, thì có lẽ đây là thời điểm không thể nào tốt hơn để Mỹ tập hợp lại lực lượng đồng minh. Các biện pháp cấm vận mà Mỹ đưa ra được phương Tây hưởng ứng rất nhanh, trừ những biện pháp liên quan trực tiếp đến lợi ích như nhập khẩu năng lượng của Nga. Đây cũng là khía cạnh mà châu Âu phải tính toán, để độc lập khỏi năng lượng Nga.
Đánh giá rằng xung đột vẫn rất khó đoán định về tương lai, và các kịch bản, trong khi tác động thì vô cùng sâu rộng, có thể gây ra những rạn nứt giữa Nga - Ukraina, hay Nga - châu Âu.
“Nhưng rõ ràng, Nga vẫn sở hữu 3 “vũ khí” quan trọng để tiếp tục duy trì vị thế trên thế giới. Thứ nhất là quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thứ hai là tài nguyên nhiều nước phải phụ thuộc và kho vũ khí hạt nhân lớn nhất nhì thế giới. Nên các nước dù cô lập Nga, cũng không bao giờ quên điều đó”, ông Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam luôn cân nhắc kỹ lưỡng tới lợi ích quốc gia, cũng như quan hệ bạn bè với cả 2 quốc gia Nga và Ukraina.
Các hành động của Việt Nam trong thời gian qua ở Đại hội đồng LHQ liên quan đến vấn đề Nga – Ukraina là có thể hiểu được và hợp lý dưới góc độ của một quốc gia có quan hệ thâm tình với cả Moskva cũng như Kiev.
“Nó cũng gửi đi một thông điệp rằng, Việt Nam là quốc gia có quan điểm độc lập và chính sách ngoại giao xuất phát từ lợi ích của nước mình”, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường tái khẳng định.

Việt Nam không đứng bên này chống bên kia

Theo TS. Nguyễn Văn Sơn, Học viện An ninh Nhân dân khẳng định, đối với những ồn ào xung quanh lá phiếu của Việt Nam, cần phải hiểu, Việt Nam cũng không thiên vị hay đứng về bất kỳ bên nào xoay quanh cuộc xung đột này.
“Việt Nam không bao giờ đứng về bên này để chống bên kia mà luôn đứng về lẽ phải về công lý. Việt Nam lựa chọn lẽ phải và đứng về chính nghĩa”, TS. Sơn bày tỏ.
Theo vị chuyên gia chia sẻ trên VOV, chính sách đối ngoại của Việt Nam là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Campuchia gọi Nga là bạn, nhưng lại lên án chiến dịch đặc biệt ở Ukraina
Trong khi đó, về chính sách quốc phòng, Việt Nam đã nhiều lần nêu rõ: Việt Nam giữ vững nguyên tắc “bốn không”.
Đó là, không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Như vậy, chính sách quốc phòng của Việt Nam mang tính hòa bình và tự vệ, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Thảo luận