Chuyên gia Nhật Bản nói về hậu quả của việc chuyển sang thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

Về mặt kỹ thuật, yêu cầu thanh toán khí đốt của Liên bang Nga bằng đồng rúp của Nga là khả thi, nhưng có thể khiến các đối tác xa lánh, coi đây là đơn phương thay đổi hợp đồng.
Sputnik
Nhà nghiên cứu Toshihiro Sugiura ở Viện Nghiên cứu Kinh tế Bắc Á (ERINA) của Nhật Bản, chuyên gia dầu khí từng tham gia xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Tây Siberia đến châu Âu trong thời Xô Viết, từng làm việc tại dự án Sakhalin-1 đã chia sẻ sự quan tâm của mình với Sputnik.

"Hợp đồng có hai bên tham gia - nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Các thay đổi trong hợp đồng, kể cả đơn vị tiền tệ thanh toán, có thể đạt được theo thỏa thuận của cả hai bên. Những thay đổi đơn phương là vi phạm hợp đồng. Cho đến nay, thanh toán được thực hiện bằng euro hoặc USD, vì điều đó được ghi trong hợp đồng. Nếu Gazprom yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp, tập đoàn cần thương lượng điều này với đối tác của mình và nếu họ đồng ý thì có thể thanh toán bằng rúp. Đây là vấn đề đàm phán giữa hai bên", - chuyên gia Nhật Bản Toshihiro Sugiura nói.

Chuyên gia cảnh báo: Việc châu Âu từ chối trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp sẽ biến thành thảm họa

Thanh toán bằng đồng rúp là khả thi

Chuyên gia Toshihiro Sugiura cho rằng các công ty phương Tây khó có thể đồng ý với việc thanh toán bằng đồng rúp, đặc biệt là sau khi các nước G7 đưa ra tuyên bố tương ứng.

"Tôi không nghĩ rằng các công ty phương Tây sẽ đồng ý trả bằng đồng rúp khi G7 tuyên bố từ chối. Đây là một quyết định chính trị. Nhưng nếu chúng ta nói về việc liệu có thể trả tiền cho khí đốt bằng đồng rúp hay không, thì điều đó là hoàn toàn khả thi. Nếu người mua thanh toán bằng đồng euro, anh ta sẽ chuyển số tiền bằng đồng euro vào tài khoản của Gazprom tại Gazprombank và đề nghị ngân hàng thanh toán số tiền này cho Gazprom bằng đồng rúp, khi đó Gazprom sẽ nhận được thanh toán bằng đồng rúp. Nếu công ty mua đồng ý trả bằng đồng rúp, thì điều này là có thể, nhưng tôi không nghĩ rằng sẽ có ai đó đồng ý, vì G7 đã quyết định rằng điều này là vi phạm hợp đồng. Tôi không nghĩ rằng sẽ không có một công ty tư nhân nào đó vi phạm quyết định của G7", - ông Sugiura nói.

Có thể cắt khí đốt hay không?

Ông Sugiura cho rằng trong trường hợp từ chối thanh toán bằng đồng rúp, về mặt kỹ thuật, có thể cắt khí đốt đối với các quốc gia từ chối làm điều này. Nhưng ông Sugiura cũng nhấn mạnh rằng trong suốt 50 năm quan hệ kinh doanh giữa Liên Xô, Liên bang Nga và các nước phương Tây, điều này chưa bao giờ xảy ra. Nga luôn được coi là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy nhất.

"Trong trường hợp từ chối thanh toán bằng đồng rúp, Gazprom có thể ngừng cung cấp khí đốt, nhưng điều này sẽ dẫn đến việc từ chối khí đốt của Nga thậm chí còn nhanh hơn. Người ta luôn cho rằng không có nhà cung cấp khí đốt và dầu mỏ nào đáng tin cậy hơn Liên Xô và Nga. Điều này là do thực tế các điều khoản hợp đồng luôn được tuân thủ nghiêm ngặt. Điều này mang lại lợi ích cho cả Nga và châu Âu. Liệu có thể phải ngừng hoạt động cung ứng khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng ngay sau khi điều này xảy ra, các đối tác sẽ ngừng mua khí đốt và có thể là dầu mỏ của Nga", – ông Sugiura nhấn mạnh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho Nội các Bộ trưởng, Ngân hàng Trung ương và Gazprom chuyển đổi đơn vị tiền tệ thanh toán khí đốt sang đồng rúp trước ngày 31 tháng 3 đối với Liên minh châu Âu và các quốc gia khác đã áp đặt lệnh trừng phạt chống Liên bang Nga. Đồng thời, ông Putin nhấn mạnh rằng Nga sẽ tiếp tục cung ứng khí đốt với khối lượng và mức giá đã ấn định trong các hợp đồng ký kết trước đó.
Các nước G7 từ chối thanh toán tài nguyên năng lượng bằng đồng rúp
Thảo luận