Việt Nam: Clip 7 phút nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh gây chấn động
Những ngày qua, clip 7 phút cuối cùng của nam sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam L.N.N.M. và lá thư tuyệt mệnh để lại trên cuốn vở Địa lý trước khi nhảy lầu từ tầng 28 chung cư Văn Phú Victoria, gây chấn động dư luận Việt Nam.
SputnikCông an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ truy tìm người đăng tải clip nam sinh trường Amsterdam nhảy lầu tự tử và bức thư tuyệt mệnh để tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Vụ nam sinh nhảy lầu gây chấn động dư luận Việt Nam
Những ngày qua, thông tin về trường hợp nam sinh lớp 10 chuyên Sinh
trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam L.N.N.M. nhảy lầu tự tử từ tầng 28, để lại lá thư tuyệt mệnh gây rúng động dư luận cả nước.
Trước đó, một clip được ghi vào khoảng 3h sáng ngày 1/4/2022 đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, kèm theo bức thư tuyệt mệnh của nam sinh L.N.N.M. (sinh 2006, ngụ tại một căn hộ ở tầng 28 tòa V1 chung cư ở quận Hà Đông).
Trong clip ghi lại hình ảnh nam sinh này nhảy lầu tử vong, tại chung cư Văn Phú Victoria - Hà Đông.
Thông tin ban đầu từ Công an cho hay, rạng sáng 1/4, Công an phường Phú La (quận Hà Đông, Hà Nội) nhận được thông tin từ BQL 1 tại sảnh chung cư Văn Phú Victoria có một thi thể nam thanh niên nghi ngã từ tầng cao xuống.
Nạn nhân là cháu L.N.N.M. (sinh 2006 đang học chuyên Sinh tại Trường THPT chuyên Hà Nội –
Amsterdam).
Theo cơ quan chức năng, cháu M. đã bước ra ban công rồi nhảy từ tầng cao xuống đã không qua khỏi.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do áp lực chuyện học hành. Trước khi nhảy lầu cháu M có viết lại 1 đoạn thư tuyệt mệnh trên cuốn vở Địa lý.
Sự việc gây chấn động dư luận. Sau khi xảy ra vụ việc thương tâm, hàng loạt hình ảnh, đoạn clip ghi lại khoảnh khắc nam sinh nhảy qua ban công tự tử đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Kèm theo đoạn clip được cho là 7 phút cuối cùng của nam sinh, còn có hình ảnh chụp lại nội dung bức thư tuyệt mệnh của nam sinh này cũng liên tục được lan truyền
trên mạng xã hội khắp Việt Nam.
Đoạn clip thể hiện, vào khoảng 3h rưỡi sáng, theo camera an ninh cho thấy, khoảng 3 rưỡi sáng nhưng nam sinh N. vẫn còn ngồi học trong phòng khách. Khi đó, bên cạnh em còn có sự xuất hiện của người bố đang ngồi bấm điện thoại và căn dặn con trai điều gì đó.
Trước khi quyết định nhảy lầu tự tử, nam sinh đã đi ra đi vào chỗ hành lang rất nhiều lần.
Sau đó, M. nói với bố: “Bố ra xem cuối quyển vở địa con viết gì?”
Người bố đứng dậy khỏi ghế và xem cuốn vở em viết. Nhưng rất nhanh, ngay khi vừa kịp đọc được vài dòng thì con trai cũng đã lao ra khỏi lan can và nhảy xuống dưới từ tầng 28 tòa chung cư.
Người bố không kịp phản ứng, ông bất lực gào khóc, chạy ra ban công và chỉ kịp nhìn con trai rồi lao xuống dưới sảnh tìm con.
Chỉ trong thời gian ngắn, đoạn clip và
lá thư tuyệt mệnh của nam sinh lan truyền nhanh, người thân đã lên tiếng xin mọi người ngừng chia sẻ đoạn clip, ngừng chỉ trích phụ huynh nam sinh và cứa sâu thêm nỗi đau của người thân.
Công an TP. Hà Nội nói gì?
Liên quan đến vụ việc, đại diện trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hiệu trưởng Trần Thùy Dương xác nhận có sự việc này và nam sinh tử vong đang học lớp 10 chuyên Sinh.
Cô Dương cho biết, lớp của em M. gần như là học sinh giỏi 100%, các con đều ngoan. Do học sinh lớp 10 vừa vào trường, lịch học trực tiếp mới được hơn một tháng vì tình hình dịch căng thẳng nên giáo viên chủ nhiệm chưa có điều kiện biết nhiều về hoàn cảnh của các em.
Theo Hiệu trưởng Hà Nội – Amsterdam, về phía nhà trường, theo nắm bắt sơ bộ, thời gian qua, chưa có biểu hiện kỳ lạ nào xảy ra liên quan đến học sinh này.
“Hiện tại chưa thể kết luận được gì bởi vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra, làm rõ. Đây là sự việc rất đáng tiếc. Trước mắt, nhà trường phối hợp cùng gia đình lo hậu sự cho học sinh này, đồng thời ổn định tinh thần các học sinh khác trong lớp”, - bà Dương cho hay.
Liên quan đến vụ việc chấn động này,
Công an TP. Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ thuộc Công an thành phố phối hợp cùng Công an quận Hà Đông truy tìm người phát tán clip và bức thư gửi bố mẹ của nam sinh để xử lý
theo quy định pháp luật.
Công an thành phố Hà Nội nhấn mạnh, đây là vụ việc đau lòng, việc phát tán clip và bức thư tuyệt mệnh của nam sinh này lên mạng xã hội sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến những người thân của nạn nhân.
“Vụ việc quá đau lòng, ảnh hưởng lớn đến gia đình. Hiện, chúng tôi chưa tìm ra được người tung clip và đơn vị đang tiếp tục làm rõ”, - một lãnh đạo Công an TP. Hà Nội chia sẻ.
Bộ Thông tin và Truyền thông gỡ bỏ video, thư tuyệt mệnh
Sau vụ việc này, xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, cần đóng và ngừng phát tán đoạn clip thương tâm hay lan truyền bức thư trên không gian mạng, bởi sự việc quá đau lòng, tác động trực tiếp và nặng nề đến tâm lý gia đình nạn nhân – những người còn sống.
Ngoài ra,
những hình ảnh, clip lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày qua có thể sẽ phát sinh những suy nghĩ và hành động tiêu cực.
Các chuyên gia cho rằng, ngoài những mặt tích cực, như tiếng chuông cảnh tỉnh về phương pháp giáo dục thì những hình ảnh này cũng có thể khiến nhiều em học sinh suy nghĩ theo, học theo, bởi các em chưa thể có những suy nghĩ chín chắn, hành động phù hợp như người lớn.
Ngày 2/4, lãnh đạo Cục PTTH và TTĐT (Bộ TT&TT) cho biết, đã gửi yêu cầu đến các nền tảng mạng xã hội, trang thông tin điện tử dừng đăng tải, đồng thời rà soát và gỡ clip, thư tuyệt mệnh đang lan truyền của nam sinh lớp 10 ở Hà Nội nhảy lầu ngày 1/4.
“Yêu cầu cho các nền tảng mạng xã hội không đăng tải video và bức thư tuyệt mệnh của nam sinh Hà Nội rơi từ tầng cao chung cư tử vong”, - Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ.
Hiện nay, ba đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là Cục PTTH và TTĐT, Cục Báo chí và Cục An toàn thông tin đang phối hợp rà soát, xử lý trường hợp một số cá nhân, tổ chức phát tán, lan truyền thông tin về hình ảnh cá nhân, bức thư của nam sinh M.
TS. Nguyễn Văn Phong, Đại học Nội vụ Hà Nội bày tỏ trong cuộc trao đổi với TTXVN cho rằng, ám ảnh, đau xót là cảm xúc của nhiều người khi xem hình ảnh cuối cùng về cậu bé nhảy lầu sau khi để lại bức thư gửi bố mẹ.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nhiều người dùng mạng xã hội cho mình quyền phán xét về vụ việc khiến người thân của cậu bé thêm đau lòng. Đặc biệt, cho dù là những hình ảnh, clip lan truyền trên mạng xã hội mang nghĩa cảnh tỉnh đi chăng nữa thì cũng cần khép lại, bởi môi trường cuộc sống, giáo dục cần những hình ảnh đẹp, hành động đẹp lan tỏa để khỏa lấp những thông tin tiêu cực, đau lòng.
Ở góc độ giáo dục, ông Phong nhấn mạnh, những sự việc đau lòng xảy ra, nhà trường, phụ huynh mới giật mình hối hận vì chưa kịp quan tâm sâu sắc, hiểu hơn tới con em mình.
Do đó, để giảm thiểu, ngăn chặn những vụ việc thương tâm tương tự xảy ra, các bậc phụ huynh và nhà trường cần thay đổi suy nghĩ và hành động, thay đổi phương pháp giáo dục để luôn "đồng hành" bên con, thực sự là "người bạn" để có tiếng nói chung.
“Phải lấy con em, học sinh làm trung tâm, tùy vào hoàn cảnh, từng đối tượng mà có phương pháp giáo dục khác nhau, tránh gây áp lực cho con trẻ”, - chuyên gia Nguyễn Văn Phong lưu ý.
Phát tán clip nhảy lầu của nam sinh có thể bị truy trách nhiệm hình sự
Theo khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính. Mức phạt áp dụng là 10-20 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu việc phát tán thuộc nhóm hành vi Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn, chế tài xử phạt được áp dụng cũng sẽ là phạt tiền 10-20 triệu đồng, căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 101 Nghị định này.
Như vậy, nếu được xác định vi phạm một trong 2 hành vi nêu trên, người phát tán video sẽ đối diện chế tài hành chính cao nhất là phạt tiền 20 triệu đồng.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do nhân thân của mỗi cá nhân, trong đó có quyền tự do về hình ảnh.
Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 (Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015).
Trong trường hợp người nhà nạn nhân không đồng ý, mà cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng những thông tin hình ảnh này trên không gian mạng thì người đã sử dụng thông tin hình ảnh này phải gỡ bỏ hoặc phải che mờ, mã hóa.
“Trường hợp gia đình đã yêu cầu rồi nhưng tổ chức, cá nhân vẫn không thực hiện thì hành vi này có thể bị phạt hành chính đến 60 triệu đồng, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, - luật sư nhấn mạnh.
Ở góc độ tâm lý, luật sư Cường cũng lưu ý, clip và những thông tin về vụ việc này là bài học sâu sắc cho các bậc phụ huynh về giáo dục con cái. Bởi vậy việc sử dụng thông tin hình ảnh này cần phải sử dụng theo hướng tích cực để tác động tích cực đến tâm lý, nhận thức của các bậc phụ huynh để tránh những vụ việc đau lòng khác có thể xảy ra.
21 Tháng Mười Hai 2021, 22:52