Đại dịch COVID-19

Vietnam Airlines vẫn lỗ nặng dù đã được Quốc hội giải cứu

Sau hơn 2 năm đại dịch, lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán của Vietnam Airlines đến nay đã âm 21.978 tỷ đồng, ăn mòn gần như toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu là 22.143 tỷ đồng.
Sputnik
Tuy vậy, việc mở cửa trở lại các đường bay thường lệ quốc tế nhiều khả năng sẽ giúp Vietnam Airlines lấy lại đà tăng trưởng sau thời gian dài vật lộn với dịch bệnh. Đặc biệt, dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè được kỳ vọng sẽ giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.

Lỗ luỹ kế của Vietnam Airlines đạt gần một tỷ USD

Mới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2021.
Theo báo cáo này, trong quý IV, doanh thu của hãng đạt hơn 9.200 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ so với cùng kỳ năm 2020, luỹ kế cả năm đạt 28.093 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 của Vietnam Airlines lỗ 1.184 tỷ đồng, luỹ kế cả năm lỗ 13.337 tỷ đồng.
Vietnam Airlines bất ngờ tạm dừng khai thác đường bay đến Nga từ 25/3
Sau hơn 2 năm đại dịch, lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán của Vietnam Airlines đến nay đã âm 21.978 tỷ đồng, ăn mòn gần hết vốn góp của chủ sở hữu là 22.143 tỷ đồng.
Nhờ được Quốc hội thông qua gói giải cứu 12.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines vẫn dương . Hãng đã thực hiện đợt tăng vốn 7.961 tỷ đồng trong tháng 9/2021, trong khi SCIC nộp tiền mua cổ phần khoảng 6.880 tỷ đồng.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất chiếm 55,2% vốn, tiếp đến là SCIC với 31,14% cổ phần và Tập đoàn ANA sở hữu 5,62%.
Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt hơn 63.000 tỷ đồng, nợ ngắn hạn 14.374 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với đầu năm. Vay dài hạn 20.424 tỷ đồng, giảm hơn 2.400 tỷ so với đầu năm 2021.
Trong bối cảnh thế giới đang dần kiểm soát được dịch bệnh, hãng đã có kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và 15 quốc gia/vùng lãnh thổ trong nửa đầu năm nay.
Việc mở cửa các đường bay thường lệ quốc tế nhiều khả năng sẽ giúp Vietnam Airlines phục hồi đáng kể sau 2 năm dịch bệnh. Đặc biệt, dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè được kỳ vọng sẽ giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.
Đại dịch COVID-19
Người dân Việt Nam sẽ được cấp hộ chiếu vaccine mà không cần thủ tục gì

Hàng không đang chứng kiến sự phục hồi

Chiến lược tiêm chủng vaccine hiệu quả, cũng như việc chuyển đổi từ "Zero Covid" ở giai đoạn trước sang "thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh" đã giúp các doanh nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng sau thời gian dài "đóng băng" vì đại dịch.
Ông Lê Hồng Hà - Tổng giám đốc Vietnam Airlines đưa ra dự báo, trong năm 2022, vận tải hàng không nội địa sẽ quay lại ngưỡng phục hồi 70 - 75% so với giai đoạn 2019 trước Covid-19.
Trong khi đó, bay quốc tế sẽ đạt 20 - 25% và trở lại tăng dần vào quý IV/2022. Điều này đặt trên cơ sở nhận định của IATA rằng cuối năm 2023 thị trường hàng không nội địa sẽ phục hồi và đến năm 2024, thị trường bay quốc tế có thể khôi phục như thời điểm 2019.
Cũng theo đại diện Vietnam Airlines, vận tải hàng hóa đang cho thấy tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trong đó có đòng góp không nhỏ nhờ sự phát triển của thương mại điện tử. Hiện công ty đang xây dựng và hoàn thiện đề án hãng hàng không vận chuyển hàng hóa ngay sau dịch bệnh.
Trước đó, vào lúc dịch bệnh cao điểm, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không đóng vai trò chủ lực, kể cả đối với những hãng hàng không chở khách.
Vietnam Airlines từng tiến hành hoán cải nhiều máy bay Boeing 787, Airbus A350, Airbus A321 để chở hàng trên khoang hành khách, từ đó gia tăng năng lực chuyên chở hàng hóa trên mỗi loại máy bay lên gấp 1,8 - 2 lần so với việc chở hàng tại khoang bụng.
Điều này đã giúp doanh thu vận chuyển hàng hóa tăng nhanh, chiếm gần 30% tổng doanh thu của hãng, so với con số 9% ở giai đoạn trước dịch Covid-19.
Tuy vậy, ngoài những dấu hiệu tích cực từ thị trường, doanh nghiệp hàng không trong nước vẫn còn những khó khăn, tồn tại phải vượt qua từ thời điểm dịch bệnh bùng phát. Một trong số đó là vấn đề tài chính. Việc chi phí xăng dầu tăng cao do ảnh hưởng xung đột Nga – Ukraina sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và thị giá cổ phiếu.
Từ đầu năm 2022, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã dao động từ 23.300 đồng/cổ phiếu ngày 4/1/2022 đến 24.900 đồng/cổ phiếu ngày 31/3/2022. Trong khi đó, cổ phiếu VJC của Hãng hàng không Vietjet Air 126.000 đồng/cổ phiếu ngày 4/1/2022 đã tăng đến 140.500 đồng/cổ phiếu ngày 31/3/2022.
Công ty con của Vietnam Airlines bị nghi ngờ năng lực
Thảo luận