Công ty con của Vietnam Airlines bị nghi ngờ năng lực

© pixabay.comMáy bay
Máy bay - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2022
Đăng ký
CTCP Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài (Nasco – NAS), công ty con của Vietnam Airlines (nắm 51% cổ phần), bị cơ quan kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục với hàng loạt vấn đề về kinh doanh, tài chính, lợi nhuận âm.
CTCP Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài là công ty con của Vietnam Airlines chuyên bán hàng miễn thuế, dịch vụ vận tải ô tô. NAS bị lỗ sau thuế hơn 137 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 85 tỷ đồng và đây là năm thứ hai liên tiếp doanh nghiệp báo lỗ.

Nasco: Công ty con của Vietnam Airlines báo lỗ

Ngày 4/3, thông tin về việc công ty con của Vietnam Airlines làm ăn lỗ được nhiều chuyên trang tài chính kinh tế của Việt Nam đăng tải.
Theo đó, Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Nội bài – Nasco (mã UPCOM: NAS) công bố báo cáo kinh doanh cho thấy mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này âm đến 137 tỷ đồng.
Máy bay Vietnam Airlines.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2022
Vụ máy bay Vietnam Airlines bị dọa bắn: Tính đến khả năng máy bay có chất nổ
Nasco là công ty con của Vietnam Airlines với vốn sở hữu 51%, chuyên kinh doanh các loại hàng hoá tại các cửa hàng miễn thuế trong sân bay Nội Bài, dịch vụ vận tải ô tô, hàng hóa, vận chuyển khách bằng xe ô tô trong sân đỗ máy bay, dịch vụ vận tải mặt đất.
Tiền thân của Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài là doanh nghiệp Nhà nước mang tên Công ty Dịch vụ Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1993.
Điều đáng lo ngại là, theo kết quả kiểm toán, đây đã là năm thứ 2 công ty con của Vietnam Airlines báo lỗ liên tiếp.
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 của Nasco cho thấy, lũy kế năm 2021, doanh thu thuần giảm 26% xuống còn 251 tỷ đồng. Mức này giảm mạnh so với 338,8 tỷ đồng của năm 2020. Cần lưu ý, báo cáo này được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY.
Cùng với đó, doanh thu hoạt động tài chính của Nasco cũng giảm 50% về 13 tỷ đồng.
Báo cáo kết quả doanh thu cũng cho thấy, chi phí tài chính hơn 102 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dưới 10 tỷ đồng, chủ yếu do phát sinh thêm 90 tỷ đồng dự phòng giảm giá đầu tư 11,25 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 15%) tại nhà ga quốc tế Cam Ranh.
Theo Công ty kiểm toán UHY, đến 31/12/2021, do nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu CRTC bị âm nên giá trị hợp lý của khoản đầu tư này xác định bằng 0. Ngược lại, các chi phí hoạt động đều thấp hơn năm trước.
Bên cạnh đó, việc thu không đủ bù chi hai năm liên tiếp khiến công ty lỗ sau thuế chưa phân phối hơn 85 tỷ đồng đến cuối năm ngoái.
Máy bay Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Muốn bán 30 tàu bay, "tình hình sức khỏe" Vietnam Airlines ra sao?
Cụ thể, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 89 tỷ đồng, giảm 40%. Chi phí tài chính tăng mạnh gấp 10 lần chủ yếu là dự phòng giảm giá đầu tư tài chính cùng với lỗ từ các công ty liên kết tăng cao dẫn đến NAS lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 127 tỷ đồng, trong khi đó khoản lỗ của cả năm 2020 là 778 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán UHY cho biết, như vậy, sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh, NAS lỗ sau thuế 137 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế của NAS hiện đã hơn 85 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2021, quy mô tài sản giảm 40% về 266 tỷ đồng, 53% số này là nợ vay tài chính (141 tỷ đồng, giảm 22% so với đầu năm).
Đáng chú ý, nguồn vốn của Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài giảm từ 445 tỷ đồng cuối năm 2020 xuống còn 266 tỷ đồng cuối năm 2021. Nợ phải trả 211 tỷ đồng gấp 4 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, vay nợ tài chính đã là 141 tỷ đồng, chiếm 66% tổng cộng vay nợ. Dòng tiền kinh doanh tiếp tục âm 7,4 tỷ đồng.

Nasco bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 của Nasco do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện kiểm toán cũng cho thấy, nợ là một vấn đề đáng lưu ý đối với công ty con của Vietnam Airlines.
Theo kiểm toán viên của UHY, các khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021 đã vượt quá tài sản ngắn hạn gần 27 tỷ đồng.
Máy bay Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2021
Vietnam Airlines sắp bay thẳng thường lệ đến Mỹ
Chưa kể, trong năm 2021, khoản lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lỗ ròng lần lượt là 128 tỷ đồng và 92 tỷ đồng dẫn đến lỗ lũy kế tới ngày 31/12/2021 hơn 85 tỷ đồng.
“Điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty”, đơn vị kiểm toán lưu ý.
Phía cơ quan kiểm toán cũng bày tỏ quan ngại rằng, ngoại trừ về vấn đề chưa thu thập được đầy đủ thư xác nhận liên quan đến số dư tại ngày 31/12/2021 của một số khoản công nợ trả trước cho người bán với số tiền là 4 tỷ đồng, thì các thủ tục kiểm toán thay thế “chưa đem lại cho kiểm toán viên đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết” làm cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét về số dư của khoản mục cũng như ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu có liên quan trên báo cáo tài chính hợp nhất 2021.

Vì sao công ty con của Vietnam Airlines bị thua lỗ?

Thôn tin giải trình về “ý kiến ngoại trừ” của kiểm toán viên, công ty cho biết ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 khiến việc xác nhận, đối chiếu công nợ của công ty gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, ở thời điểm kiểm toán, dịch bệnh tại Hà Nội đang bùng phát mạnh, việc bố trí nguồn lực thực hiện, phương thức xác nhận với các đối tác bị kéo dài nhất là một số đối tác tại nước ngoài như Công ty TNHH EDF, Công ty TNHH DFS Việt Nam do phải chuyển công văn xác nhận nợ ra nước ngoài. Ngoài ra, có những đối tác tạm ngừng hoạt động nên việc xác nhận nợ khó khăn.
Quảng Ninh: Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên thí điểm đón khách có “Hộ chiếu vaccine” - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
Vietnam Airlines 'ế' gần 4 triệu cổ phiếu, đề xuất được 'đặc cách'
Sau khi phát hành báo cáo tài chính năm 2021, công ty tiếp tục hoàn thành việc xác nhận công nợ với các đối tác để làm cơ sở hoàn thiện báo cáo tài chính các kỳ tiếp theo.
Bàn về kết quả lợi nhuận âm, đơn vị cho hay, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Hà Nội áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội từ 24/7 đến 21/9/2021 khiến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
Đến cuối tháng 8 năm ngoái, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu dừng bán vé nội địa đến ngày 1/10/2021 mới cho phép hoạt động bay trở lại. Thời gian đầu sau giãn cách sản lượng khách thấp và phục hồi chậm. Đồng thời, các điểm kinh doanh tại khu vực nhà ga quốc tế, tại sảnh E nhà ga nội địa dừng kinh doanh cả năm 2021 ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
Tuy nhiên, một số chi phí đầu vào như khấu hao, lãi vay, chi phí nguyên vật liệu… tăng mạnh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong khi nguồn thu của Nasco giảm mạnh.
Trong kỳ, công ty mẹ Vietnam Airlines đã phải trích lập dự phòng lỗ đầu tư tại các công ty có vốn góp (Nasco Logistics, VSSI) là 44,1 tỷ đồng do các công ty này bị lỗ.
Bên cạnh đó, do sản xuất kinh doanh khó khăn ảnh hưởng đến dòng tiền, công ty phải vay ngắn hạn làm phát sinh chi phí lãi vay lớn so với cùng kỳ năm 2020, theo Nasco.
Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2020
Quốc hội “giải cứu” Vietnam Airlines và số phận các dự thảo luật chưa được thông qua
Hiện nay, Nasco chủ yếu hoạt động ở Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, Hà Nội với các sản phẩm dịch vụ như kinh doanh hàng bách hoá, mỹ nghệ, dịch vụ nhà ăn uống, giải khát, dịch vụ vận tải ô tô, vận chuyển hành khách bằng xe ô tô trong sân đỗ máy bay, phục vụ người lao động của các đơn vị làm việc tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, dịch vụ mặt đất….
Từ năm 2017, cổ phiếu công ty bắt đầu chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала