Asia Times: Nga đang nhanh chóng lấn át Mỹ ở Trung Đông

MOSKVA (Sputnik) - Nga đang lấn át Mỹ ở Trung Đông, ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này đang "tan chảy trước mắt chúng ta". Đây là kết luận của báo Asia Times, Hồng Kông.
Sputnik
Những khó khăn trong quan hệ giữa Washington và Trung Đông trở nên đặc biệt rõ rệt khi nổ ra chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina. Mặc dù tất cả các đồng minh của Mỹ tại khu vực này đều ủng hộ nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, lên án hành động của Moskva, nhưng chỉ có Israel áp đặt các biện pháp trừng phạt tối thiểu đối với Nga.
Việc các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông từ chối áp đặt hạn chế chống Nga cho thấy họ không sẵn sàng chống lại Moskva, quốc gia đã gia tăng đáng kể ảnh hưởng của mình trong khu vực, cũng như sự bất mãn của chính những nước đó đối với Washington.
Thượng nghị sĩ Nga giải thích việc quan hệ của Hoa Kỳ với các nước Trung Đông trở nên tồi tệ hơn

Sai lầm của Mỹ

Asia Times liệt kê những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong quan hệ với các nước Trung Đông. Đặc biệt trong đó có việc nhà lãnh đạo Mỹ Joe Biden đã lên tiếng gay gắt chống lại Ả Rập Saudi trong chiến dịch tranh cử năm 2020. Ông tuyên bố ý định biến đất nước này thành đối tượng "bị bài xích". Lập trường chính sách đối ngoại đó không thay đổi sau khi ông Biden trở thành tổng thống.
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Israel cũng có sự xáo động. Những nỗ lực của Biden nhằm khôi phục thỏa thuận với Iran, kết hợp với những lời cảnh tỉnh của Mỹ trước việc Israel mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây sông Jordan, đã khiến quan hệ Mỹ - Israel một lần nữa lại trở nên phức tạp. Thêm vào đó, việc Nga gia tăng ảnh hưởng ở Syria và Iran khiến Israel phải thận trọng với những lời cáo buộc nhằm vào Điện Kremlin.
Nga dần đẩy Mỹ ra khỏi Trung Đông
Ông Biden tỏ ra lạnh nhạt với việc khôi phục quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ai Cập, đất nước do Tổng thống Abdul-Fattah al-Sisi lên nắm quyền từ năm 2014. Mặc dù Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Cairo, nhưng vào tháng 1 họ lại đóng băng khoản viện trợ quân sự trị giá 130 triệu USD, gắn bước đi đó với những lo ngại về tình hình nhân quyền ở nước này.

Mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi

Sự suy thoái trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn mười năm qua cũng trở nên khá rõ ràng. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phải đối mặt với sự chỉ trích của Mỹ về chính sách đối nội của ông, trong khi nhiều người ở Thổ Nhĩ Kỳ đổ lỗi cho Mỹ về âm mưu đảo chính năm 2016 nhằm loại bỏ Erdogan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan từ chối xem xét lại thỏa thuận S-400 với Nga và lên án Hoa Kỳ
Đáp trả lại, chính quyền Istanbul tăng cường quan hệ kinh tế với Moskva thông qua các thỏa thuận năng lượng, gia tăng trao đổi thương mại và du lịch. Nga hiện là nước nhập khẩu chính đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ kinh tế hai nước tiếp tục được cải thiện.
Khi không có gì mới để đưa ra cho các đồng minh ở Trung Đông, chính quyền Biden có nguy cơ phải chứng kiến cảnh những nước này tiếp tục tách rời Washington ngày càng xa, ấn phẩm kết luận.
Thảo luận