Theo ông, hiện đã thấy có sự tác động lớn đối với Pakistan, Ấn Độ cũng đang bị vận động ráo riết. Trung Quốc cũng không vội vàng tăng khối lượng thương mại. Đồng thời những nước khác sẽ tiếp tục tăng sản lượng khai thác, điều này về mặt lý thuyết có thể dẫn đến thực tế là từ một phần tư đến một phần ba lượng dầu khai thác ở Nga sẽ trở nên “dư thừa”.
Chuyên gia chỉ ra rằng lượng dầu dư thừa ấy có thể được sử dụng ở một mức độ nào đó trong nước Nga thông qua việc kích thích nhu cầu ở lĩnh vực vận tải và hóa dầu. Tuy nhiên, nhiều dự án cơ sở hạ tầng có khả năng phải tạm dừng vì thiếu nguồn cung cấp thiết bị từ nước ngoài.
“Vấn đề "thay thế xuất khẩu" như vậy có thể giải quyết được, nhưng không phải trong một hoặc hai năm, mà cần thực hiện một chương trình bổ sung toàn diện để phát triển cả lĩnh vực công nghiệp hóa chất lẫn ngành chế tạo máy hạng nặng dành cho hóa dầu. Hướng giải quyết này đã làm được nhiều việc trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn chưa hình thành được cơ chế tự chủ hoàn toàn”, - chuyên gia kết luận.