"Lập trường của Việt Nam đã được nêu rõ vào ngày 7/3/2022. Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt việc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Kiềm chế không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông".
"Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định quyền chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế Công ước của LHQ về luật biển năm 1982. Việc thúc đẩy quân sự hóa trên một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này mà còn gây lo ngại cho các nước trong khu vực, cộng đồng quốc tế như được phản ánh trong các văn bản của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực Biển Đông".
Quân đội Việt-Trung tăng cường hiểu biết, tin cậy
"Thời gian qua hoạt động giao lưu các cấp, các ngành, các địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc được duy trì thường xuyên qua nhiều hình thức phong phú. Sự kiện giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc là hoạt động thường niên của Bộ Quốc phòng hai nước. Hoạt động thường niên này có ý nghĩa nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau trong công tác bảo vệ, quản lý biên giới của biên phòng hai nước nói riêng và quân đội hai nước nói chung"
Về đề xuất tuần tra chung trên Biển Đông
"Chúng ta nên thực hiện tuần tra chung không chỉ với Mỹ mà với cả các nước khác như Malaysia và Việt Nam”, GMA News trích lời ông Carpio nói. “Thậm chí, (chúng ta) có thể đề nghị Indonesia tham gia”.