Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Cài cắm 'đường lưỡi bò' vào các tác phẩm điện ảnh chiếu tại Việt Nam, Trung Quốc có thành công?

© Ảnh : Atlas Entertainment (2022)Bộ phim "Uncharted"
Bộ phim Uncharted - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trung Quốc đã nhiều lần cài cắm hình ảnh "đường lưỡi bò" vào các tác phẩm điện ảnh, nghệ thuật được nhập khẩu, phát hành và công chiếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, sức mạnh và nhận thức xã hội từ dư luận Việt Nam đã không cho phép điều này xảy ra.

‘Đường lưỡi bò’ được cài cắm tinh vi ra sao?

Như Sputnik đã đưa tin, dư luận Việt Nam “dậy sóng” khi tác phẩm Uncharted (Thợ săn cổ vật), dự kiến ra mắt khán giả Việt Nam vào ngày 18/3, có cảnh chứa “đường lưỡi bò”, tức đường chín đoạn do Trung Quốc vạch ra, đòi chủ quyền phi pháp với phần lớn diện tích Biển Đông.
Ngay lập tức, bộ phim này đã bị cấm chiếu tại Việt Nam. Cũng cần nhắc thêm rằng, đây không phải lần đầu tiên một tác phẩm điện ảnh của Hollywood hay Trung Quốc tại Việt Nam có “cài cắm” hình ảnh “đường 9 đoạn”.
Trước đó vào tháng 10/2019, phim hoạt hình Abominable (tên tiếng Việt là Everest - Người tuyết bé nhỏ) bị rút khỏi các rạp chiếu Việt Nam sau khi cư dân mạng phát hiện tấm bản đồ có "đường lưỡi bò" trong một cảnh phim.
Bộ phim Uncharted - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Báo Trung Quốc khó chịu khi Việt Nam cấm phim Uncharted vì đường lưỡi bò
Phim do Hãng DreamWorks (Mỹ) hợp tác với Công ty Pearl của Trung Quốc sản xuất. Sau sự cố này, CGV với tư cách nhà phát hành bị phạt 170 triệu đồng và phải tiêu hủy bản phim (các file phim kỹ thuật số đã nhập, các tài liệu quảng cáo phim).
Không chỉ dừng lại ở phim chiếu rạp, trên các nền tảng trực tuyến như Netflix, Hulu, Disney+,... hiện trạng các tác phẩm điện ảnh với hình ảnh “đường 9 đoạn” cũng gặp không ít.
Đơn cử, vào tháng 7 năm nay, bộ phim Pine Gap cũng có các hình ảnh sai trái về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam khi hình ảnh bản đồ "đường lưỡi bò" trên Biển Đông đã xuất hiện trong tập 2, tập 3 bộ phim. Ngay lập tức, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin - Truyền thông đã có văn bản yêu cầu Netflix gỡ bỏ bộ phim này.

“Với các tác phẩm được công chiếu trên nền tảng trực tuyến, đặc biệt là các công ty không có đại diện ở Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có trách nghiệm trực tiếp liên lạc, gửi văn bản yêu cầu dỡ bỏ hình ảnh có chứa thông tin sai trái về các quyền hợp pháp của Việt Nam trên biển. Tuy nhiên quá trình này sẽ đòi hỏi không ít thời gian và công sức”, ông Lê Văn Nghiêm – nguyên Cục trưởng, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.

Tàu cá của Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2022
Biển Đông
Mọi con mắt đổ về Ukraina còn Trung Quốc ‘quậy’ ở Biển Đông, gần bờ biển Việt Nam
Trước tình hình trên, Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định số 22/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP về việc quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, trong đó bổ sung một số quy định về nhập khẩu phim.
Điểm bổ sung đáng lưu ý là khoản 3 Điều 8 của Nghị định về thẩm quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm. Cụ thể, giấy phép nhập khẩu phim sẽ bị cơ quan cấp phép thu hồi khi phát hiện nội dung phim vi phạm quy định cấm tại Luật Điện ảnh.
Bên cạnh đó, ngăn chặn từ khâu kiểm duyệt các tác phẩm điện ảnh nhập khẩu cũng được Việt Nam tăng cường trong thời gian gần đây nhằm tránh “bỏ sót”, “lọt” những hình ảnh cài cắm “đường 9 đoạn” trong các bộ phim.
Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2018
Hoa Kỳ xem xét quyền lực mềm của Trung Quốc là mối đe dọa đối với trật tự thế giới

Lý giải nguyên nhân Trung Quốc sử dụng quyền lực “điện ảnh”

Theo phân tích của Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín, nguyên Phó Cục trưởng cục Tuyên huấn, Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho rằng đây là hành động dàn dựng có chủ ý từ phía Trung Quốc, là một thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
“Điện ảnh là loại hình nghệ thuật thu hút nhiều người xem. Khi tác phẩm điện ảnh được công chiếu, hiệu quả lan truyền sẽ vừa rộng, vừa sâu. Vì một bộ phim sẽ được chiếu ở nhiều nơi, chiếu nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ. “Mưa dầm thấm lâu”, nếu không cảnh giác và phát hiện kịp thời những hình ảnh xâm phạm các quyền hợp pháp của Việt Nam trên biển, hậu quả để lại là không hề nhỏ”, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín cảnh báo.
Cũng theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín, người từng là thành viên Hội đồng duyệt phim của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, thủ đoạn đưa chi tiết “đường lưỡi bò” vào điện ảnh còn là một cách ngụy trang rất khéo léo và khó bị phát hiện.
Bên cạnh đó, Trung Quốc thường lựa chọn các bộ phim tình cảm, phim bom tấn, phim có diễn viên nổi tiếng để "cài cắm" hình ảnh đường chín đoạn để tăng tính hiệu quả.
Bộ phim Nhất sinh nhất thế (Một đời một kiếp)  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2021
“Tẩy não à?” Khán giả Việt tức giận vì phim Trung Quốc lại cài cắm đường lưỡi bò

Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo

Trao đổi mới đây nhất với VOV.VN về hành động cài cắm tinh vi “đường lưỡi bò” vào các tác phẩm, nguyên Cục trưởng, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Văn Nghiêm cho rằng:

“Dư luận Việt Nam đang đóng một vai trò không nhỏ trong việc loại bỏ ảnh hưởng của “đường lưỡi bò” - một hình thức “xâm lược bản đồ” do Trung Quốc thực hiện để thay đổi nhận thức của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, cộng đồng cư dân mạng Việt Nam đã nhiều lần thể hiện tiếng nói, quan điểm mạnh mẽ với các tác phẩm có chứa “đường lưỡi bò” được phát sóng, đăng tải”.

Netflix  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Biển Đông
Sau Việt Nam, Philippines vạch trần âm mưu cài cắm đường lưỡi bò của Trung Quốc
Dư luận Việt Nam cũng rất bức xúc, phản đối dữ dội khi Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát hành “Bản đồ hải dương học Trung Quốc” của họa sĩ Feifei Ruan. Bản đồ này liệt kê 35 loài sinh vật biển nhưng một nửa đang sống tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tác giả thêm đường chín đoạn để biến chúng thành sinh vật thuộc địa phận Trung Quốc.
Sau khi nhận được vô số bình luận phản đối và báo cáo vi phạm, họa sĩ Feifei Ruan đã phải gỡ bỏ bài viết cùng tấm bản đồ trên trang mạng Behance.
Qua ví dụ trên có thể thấy, nhận thức và dư luận xã hội về toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của người dân Việt Nam là sức mạnh để phản bác lại các luận điệu, hành vi xuyên tạc, “đổi trắng thay đen” sự thật từ phía Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала