“Nếu việc nhập khẩu khí đốt từ dự án Sakhalin-2 dừng lại, nguồn cung cấp khí đốt của thành phố sẽ bị gián đoạn”, - ông Uchida nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Yomiuri.
Dự án Sakhalin-2 cung cấp 8% nhu cầu LNG của Nhật Bản. Nếu Nhật Bản rút khỏi dự án, sẽ khó tìm được nguồn thay thế cho loại khí này. Việc nhanh chóng tìm ra các dự án dài hạn là rất khó khăn, thay thế duy nhất chỉ có thể là mua khí đốt tại chỗ, nhưng số lượng có hạn.
Người đứng đầu công ty cho biết: “Không thể thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga bằng nguồn cung cấp tại chỗ”.
Hợp đồng mua khí đốt từ Sakhalin-2 của Tokyo Gas hết hạn vào năm 2031.
Là một phần của dự án Sakhalin-2, hai mỏ đang được phát triển ở phía đông bắc của thềm Sakhalin - Piltun-Astokhskoye (chủ yếu là dầu) và Lunskoye (chủ yếu là khí). Cơ sở hạ tầng của dự án bao gồm ba giàn khoan ngoài khơi, một cơ sở chế biến tích hợp trên bờ, một khu cảng xuất khẩu dầu và một nhà máy LNG với công suất thiết kế 9,6 triệu tấn mỗi năm. Công ty điều hành Sakhalin Energy, trong đó Gazprom sở hữu 50% cộng một cổ phần, Shell - 27,5% trừ một cổ phần, Mitsui & Co. Ltd - 12,5%, Mitsubishi Corporation - 10%.
Ngày 28 tháng 2, trong bối cảnh tình hình Ukraina, Shell đã thông báo quyết định rút khỏi các liên doanh với Gazprom và Gazprom Neft, bao gồm Sakhalin-2, Yenisei và Salym Petroleum, đồng thời ngừng tham gia vào dự án "Dòng chảy Bắc-2" . Tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ thông báo đã bắt đầu thực hiện các bước để rút khỏi dự án Sakhalin-1 do tình hình ở Ukraina, nơi Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự.