"Lệnh cấm của châu Âu đối với nguồn cung cấp than sẽ không có tác động đáng kể đến nền kinh tế Nga ngành khai thác than địa phương sẽ có thể tìm ra những cơ hội mới, cụ thể là ở Trung Quốc và Ấn Độ", - chuyên gia này lưu ý.
Theo ông, sự xoay trục không phải ngày hôm nay mới bắt đầu. Ví dụ, Tổng thống Vladimir Putin đã nêu ra chủ đề này trong Hội nghị An ninh Munich năm 2007. Tác giả cũng nhắc lại rằng, kể từ năm 2010, mỗi ấn bản của chiến lược an ninh năng lượng của Nga ngày càng thể hiện rõ sự chuyển hướng sang châu Á, nhằm "giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu sang châu Âu."
Sapir viết: "Sau khi sáp nhập Crưm và các lệnh trừng phạt tiếp theo của phương Tây, Matxcơva đã thiết lập các mối quan hệ với Bắc Kinh, và Trung Quốc bắt đầu tài trợ một phần cho đường ống dẫn khí đốt nối hai nước".
Hiện nay đang thảo luận dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ Afghanistan để cung cấp cho Ấn Độ, chuyên gia này nói thêm.
Ông thu hút sự chú ý của thực tế là các lệnh trừng phạt đối với việc nhập khẩu dầu của Nga cũng không có tác dụng, vì Bắc Kinh và New Delhi lại thế chỗ của các khách hàng châu Âu. Ngoài ra, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, các hạn chế được áp đặt đã dẫn đến việc xuất khẩu của Nga chỉ giảm 20% thay vì con số dự báo trước đó là 30%, nhà kinh tế kết luận.
"Việc hướng về châu Á đã trở nên cần thiết để Matxcơva có được quyền tự do hành động và cơ động. Vladimir Putin coi đây là một phần của chuyển động hướng tới độc lập nhà nước và chủ quyền của Nga", - Sapir kết luận.