"Một số quốc gia, trong đó có Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha, thực sự đang trốn sau lưng Đức", - ấn phẩm cho biết.
Chính Berlin, theo tác giả, đang "trì hoãn" việc thắt chặt lệnh trừng phạt trên toàn bộ Liên minh châu Âu, vì họ vẫn phải phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga - cụ thể là than đá. Một trong những nguồn tin nhắc với nhà báo rằng các nước EU đang theo dõi ngày càng gắt gao để làm sao đảm bảo lệnh trừng phạt chống Nga không ảnh hưởng đến nền kinh tế của bản thân họ.
Lệnh cấm mua khí đốt của Nga được coi là một trong những biện pháp thắt chặt trừng phạt nhằm vào Nga sau khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Trước đó, trong bối cảnh này đường ống “Dòng chảy phương Bắc -2” vừa mới thi công xong đã được đưa ra thảo luận, bởi vì đường ống này bị nhiều chính trị gia châu Âu coi là một dự án chính trị.
Đồng thời, nhà chức trách của hầu hết các quốc gia nhập khẩu nhiên liệu từ Nga thừa nhận rằng trên thực tế không thể nhanh chóng tìm được nguồn cung cấp thay thế. Cụ thể, Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler lưu ý rằng Áo hiện vẫn quá phụ thuộc vào Nga, còn Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thì cho rằng các nước EU hiện không thể từ chối khí đốt của Nga.
Nga bán khí đốt bằng đồng rúp
Sau khi áp lực trừng phạt gia tăng, Nga đã chuyển sang thu tiền khí đốt tự nhiên cung cấp cho các quốc gia không thân thiện bằng đồng rúp. Ngân hàng Gazprombank sẽ mở tài khoản song song bằng ngoại tệ và bằng rúp cho khách hàng nước ngoài mua khí đốt của Nga. Khách có thể chuyển tiền vào tài khoản thứ nhất bằng loại tiền được chỉ định trong hợp đồng cung cấp nhiên liệu xanh, ngân hàng sẽ bán nó tại Sở giao dịch chứng khoán Moskva, sau đó sẽ thực hiện thanh toán với nhà cung cấp.
Tuần trước, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố nước ông sẵn sàng trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cũng khẳng định việc thanh toán theo các điều khoản của nhà cung cấp mà không vi phạm lệnh trừng phạt là hoàn toàn khả thi. Bên cạnh những việc khác, ông nói rằng Budapest hiện đang trao đổi với Gazprom về các chi tiết kỹ thuật liên quan.