Trung Quốc cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Mỹ vượt “lằn ranh đỏ” trong vấn đề Đài Loan

Trung Quốc gay gắt vạch trần các tiêu chuẩn kép của Mỹ trong cách tiếp cận chủ quyền của Trung Quốc và Ukraina. NATO đang phớt lờ đề xuất của Trung Quốc kêu gọi đàm phán an ninh với Nga.
Sputnik
Trung Quốc cảnh báo Mỹ một cách nghiêm khắc rằng Bắc Kinh sẽ coi việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ đến thăm Đài Loan là hành động khiêu khích ác ý chống chủ quyền và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước này. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố như vậy trong cuộc điện đàm với ông Emmanuel Bonn - Cố vấn đối ngoại của Tổng thống Pháp.
Ngay sau tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc, được biết rằng chuyến đi của phái đoàn Quốc hội tới châu Á, do bà Nancy Pelosi, 82 tuổi, lên kế hoạch, đã bị hoãn lại do xét nghiệm COVID-19 của bà có kết quả dương tính. Điều này đã được thư ký báo chí của bà là Drew Hammill thông báo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bày tỏ sự thông cảm với Nancy Pelosi vì đã bị nhiễm coronavirus và chúc bà mau chóng bình phục.

“Điều bà ấy nên làm không phải là hoãn chuyến thăm Đài Loan của mình mà phải hủy bỏ nó ngay lập tức”, – ông Triệu Lập Kiên nói thêm.

Tiêu chuẩn kép

Vấn đề mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lưu ý trong cuộc trò chuyện với Emmanuel Bonn là rất thời sự. Ngoại trưởng gọi cách lý giải của Mỹ về chủ quyền của Ukrainavà Trung Quốc là tiêu chuẩn kép không thể che đậy. Mỹ nhấn mạnh tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, trong khi đó, đối với vấn đề Đài Loan, họ không xấu hổ giẫm lên lằn ranh đỏ "một Trung Quốc", ông Vương Nghị nói.
Với sự giúp đỡ của Pháp, Trung Quốc hy vọng sẽ truyền đạt cho châu Âu những lo ngại về sự khiêu khích ngày càng tăng của Hoa Kỳ xung quanh vấn đề Đài Loan. Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Alexander Lomanov, Phó Giám đốc IMEMO RAS lưu ý rằng đây là một trong những lý do chọn "nền tảng của Pháp" để lên án các tiêu chuẩn kép của Mỹ:

“Cũng như trong đối thoại Nga-châu Âu, Pháp đang trở thành một trong những nước đi đầu trong đối thoại Trung Quốc-châu Âu. Tổng thống Pháp liên lạc với Tổng thống Nga thường xuyên hơn các nhà lãnh đạo châu Âu khác. Dưới áp lực mạnh mẽ từ Hoa Kỳ, trong khuôn khổ những gì ông ta có thể làm, ít nhất Tổng thống Pháp đang cố gắng để nói lên bằng tiếng nói của chính châu Âu. Không ai khác có thể làm điều đó. Nước Đức hậu Angela Merkel đã trở nên ít giống một quốc gia có chủ quyền có thể cùng thảo luận về một số vấn đề nghiêm trọng. Trong những điều kiện này, không có lý do gì để hy vọng rằng châu Âu bằng cách nào đó có khả năng gây ảnh hưởng đến Mỹ về vấn đề Đài Loan, với tâm trạng Chiến tranh Lạnh hiện nay. Đồng thời, Trung Quốc dường như đang dựa vào Pháp. Có vẻ như, ít nhất Pháp đang sử dụng chủ quyền của mình, ảnh hưởng của mình trong EU, và ít nhất là cố gắng truyền đạt đến các nước châu Âu khác lo ngại của Trung Quốc về những nỗ lực khiêu khích ngày càng tăng của Mỹ trong ý đồthúc đẩy xung đột Đài Loan. Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng họ đồng tình với ý tưởng về chủ quyền chiến lược của châu Âu, mà Pháp là một trong những nước khởi xướng. Trung Quốc quan tâm đến việc châu Âu có thể nói chuyện với họ bằng tiếng nói của chính châu Âu và nhân danh châu Âu, chứ không phải quảng bá chính sách của Mỹ một cách mù quáng.”

Truyền thông đưa tin Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ xây dựng kho vũ khí hạt nhân của mình

Thách thức đối với NATO

Đúng như dự đoán, tại cuộc họp của các ngoại trưởng NATO ở Brussels ngày 7 tháng 4, các tuyên bố của Hoa Kỳ trên tất cả các nền tảng chính trị chỉ trích việc Trung Quốc không sẵn sàng lên án hành động của Nga ở Ukraina đã được tự động nhắc lại. Trong cuộc họp báo mới đây ở Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gọi lập trường của Trung Quốc là thách thức đối với NATO.
NATO bảo vệ lợi ích của mình, trong khi Trung Quốc độc lập xây dựng quan hệ với Nga, giám đốc Trung tâm Chiến lược Hòa bình và Các vấn đề của Học viện Ngoại giao Trung Quốc Su Hao cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik, bình luận về tuyên bố của Jens Stoltenberg:

“NATO và Mỹ coi Nga là đối thủ, NATO luôn cho rằng Trung Quốc là đối tác kinh tế và chiến lược của Liên bang Nga và sẽ cung cấp cho Nga sự hỗ trợ đáng kể trong vấn đề Ukraina, vì vậy họ đã yêu cầu Trung Quốc công khai nói “không”. Đây là điều Trung Quốc không thể chấp nhận được. Bởi vì quan hệ Trung-Nga là quan hệ bình thường giữa các quốc gia với nhau, Trung Quốc không phải là quốc gia cạnh tranh và chống Nga về mặt chiến lược. NATO yêu cầu Trung Quốc lên án Nga vì lợi ích quân sự và chiến lược của NATO và yêu cầu Trung Quốc làm theo họ”.

Gọi lập trường của Trung Quốc về cuộc khủng hoảng Ukraina là thách thức đối với NATO, ngoại trưởng các nước thuộc liên minh này đã không đáp ứng đề xuất lặp đi lặp lại của Trung Quốc kêu gọi Mỹ và NATO tham gia đối thoại với Nga về các vấn đề an ninh. NATO xử lý cuộc khủng hoảng ở châu Âu một cách hời hợt, trong khi Trung Quốc lưu ý các đối tác phương Tây phải nhìn vào nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này.

"Nguyên nhân sâu xa của vấn đề Ukraina nằm ở thực tế là an ninh châu Âu đã mất cân bằng", - Ngoại trưởng Vương Nghị nói trong cuộc điện đàm với cố vấn ngoại giao của Tổng thống Pháp.

Theo Ngoại trưởng Trung Quốc, cần phải tái xây dựng hệ thống an ninh cân bằng, hiệu quả và bền vững của châu Âu theo nguyên tắc an ninh không thể chia cắt, chỉ bằng cách này mới có thể thực sự đạt được sự ổn định và trật tự lâu dài ở châu Âu.
Trung Quốc quan tâm đến việc điều tra hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học Mỹ ở Ukraina
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận