Cơ hội tăng cung cấp khí đốt của Nga cho châu Á
Ông chỉ ra: "Tất cả khối lượng từ Sakhalin-2 hiện đã được ký hợp đồng, chúng đến các thị trường châu Á, chủ yếu theo hợp đồng dài hạn với Nhật Bản và Hàn Quốc. Không có nước nào từ chối khí đố của Nga, ít nhất là ở thời điểm hiện tại".
Tình hình với khí đốt từ dự án Yamal LNG thì hơi khác. Trung Quốc đã ký hợp đồng 3 triệu tấn khí đốt, lượng khí đốt này được gửi đến phía đông dọc theo Tuyến đường Biển Bắc (NSR). Vào mùa đông, khi NSR đóng băng, các tập sẽ được chuyển đến châu Âu và từ đó một phần đến châu Á.
Chuyên gia này tin rằng dòng khí đốt sang châu Á có thể tăng lên, nhưng có thể bằng cách cung cấp cho các đối tác một khoản chiết khấu. Ông kết luận: Trung Quốc sẵn sàng “tiêu hóa” khối lượng khí đốt bổ sung, Ấn Độ cũng sẽ tham gia, nhưng giá càng cao thì khối lượng giao dịch càng giảm, nên nhiều chuyện sẽ được dàn xếp thông qua đàm phán.
Liên minh châu Âu từ chối mua khí đốt của Nga
Trước đó, nhà báo Stanley Reid trong bài báo viết cho The New York Times nói rằng, chính sách hiện tại của EU cùng từ chối mua khí đốt của Nga là một nỗ lực nhằm tạo ra một quá trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, tuy nhiên, sẽ dẫn đến giằng co với các nước khác trong cuộc chiến giành nhiên liệu.