Tại sao VinFast cần IPO tại Mỹ, tài chính có phải là vấn đề mấu chốt?

HÀ NỘI (Sputnik) - Từ khi thành lập vào năm 2017, VinFast liên tục khẳng định tham vọng thâm nhập vào thị trường ô tô toàn cầu. Chủ tịch Phạm Nhật Vượng từng nhấn mạnh: "VinFast là trụ cột chính của Vingroup trong kinh doanh thời gian tới".
Sputnik
Trong một thời gian tương đối ngắn, VinFast đã đi được một chặng đường dài từ con số 0, Năm 2021, VinFast đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên khi là hãng xe Việt Nam lần đầu tiên góp mặt tại triển lãm ô tô danh giá thế giới Los Angeles Auto Show 2021.
Kinh ngạc hơn nữa, cuối năm 2021, VinFast tuyên bố “khai tử” dòng xe chạy xăng, tập trung vào sản xuất xe điện.
Như Sputnik đã đưa tin, ngày 9/4 vừa qua, VINFAST Trading & Investment, công ty con của VinFast tại Singapore đã nộp dự thảo hồ sơ niêm yết sơ bộ theo mẫu F-1 lên UBCK Hoa Kỳ (SEC) liên quan đến việc đề xuất chào bán cổ phiếu phổ thông ra công chúng.
IPO tại Mỹ, VinFast sẽ vay tiền chính quyền Joe Biden?

Tại sao lại là Hoa Kỳ?

Như đã nhiều lần đề cập về tham vọng “ghi tên Việt Nam” trên bản đồ xe điện thế giới, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cho biết:
“VinFast quyết tâm IPO vì thương vụ này sẽ giúp đưa hãng sản xuất xe điện Việt Nam trở thành một thương hiệu toàn cầu. Nếu điều kiện chưa phù hợp, chúng tôi có thể tiếp tục chờ đợi”.
VinFast sẽ tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ chính quyền Tổng thống Kỳ Biden để mở rộng nhà máy đã được lên kế hoạch tại bang North Carolina vừa mới được ký kết giữa VinFast và chính quyền bang North Carolina vào đầu tháng 4/2022. Năm ngoái, VinFast cũng đầu tư 200 triệu USD vào trụ sở chính tại California.
"Đó cũng là một trong các phương án tài chính của chúng tôi, nhưng chúng tôi cần chứng minh cho chính phủ Mỹ thấy rằng VinFast có đủ năng lực", người đứng đầu tập đoàn Vingroup cho biết.
Đột phá chưa từng có trong lịch sử: VinFast chuẩn bị IPO chính thức tại Mỹ
“Hiện tượng VinFast” khiến giới truyền thông quốc tế tốn không ít giấy mực. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, VinFast không thiếu tham vọng. Lý giải vì sao IPO tại Hoa Kỳ là cần thiết với VinFast, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh:
“Bản thân chúng tôi quyết tâm thực hiện kế hoạch IPO, nhưng mục tiêu cao nhất cho đợt IPO này không phải là tìm nguồn tài chính mà là đưa VinFast ra thị trường toàn cầu".
Không dừng lại ở đó, Vingroup sẵn sàng vay vốn từ chương trình cho vay sản xuất xe công nghệ tiên tiến (AVTM) của Chính phủ Mỹ để thực hiện tham vọng của mình. Đây cũng là một lựa chọn khác mà VinFast đang tìm hiểu.
Quỹ AVTM quy mô 25 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thành lập năm 2007, khi các nhà sản xuất ô tô tại Detroit rơi vào khủng hoảng. Theo thông tin từ website của AVTM, quỹ được quản lý bởi Bộ Năng lượng Mỹ và có khả năng cho vay gần 18 tỷ USD.
VinFast lập kỷ lục Việt Nam, tổ chức lái thử VF 8 ở Mỹ

Tương lai nào cho VinFast nếu IPO thành công?

Tờ Business Times cho rằng, VinFast tuy đã đi được chặng đường dài với thời gian ngắn nhưng trong tương lai VinFast phải hết sức nỗ lực do sức cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ rất khốc liệt. Do thị trường xe hơi của Mỹ đã rất bão hòa, đang bị chi phối bởi Tesla, công ty chiếm gần 80% lượng xe điện được đăng ký tại Mỹ vào năm 2020.
“Việc cạnh tranh với một gã khổng lồ tầm cỡ như Tesla sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư khổng lồ và như vậy, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Hoa Kỳ có thể không chỉ là khát vọng, mà còn là một điều cần thiết để phát triển mạnh mẽ”, Business Times đánh giá.
Trong khi đó, ông Ken Foong, một nhà phân tích của Bloomberg Intelligence ở Singapore, cho biết trong một nghiên cứu ngày 11/2 rằng doanh số bán xe điện toàn cầu của VinFast có thể thúc đẩy tăng trưởng dài hạn cho Tập đoàn Vingroup .
Mỹ có phải “vùng đất hứa” cho VinFast?
Điều này cũng rất khớp với mục tiêu của VinFast đặt ra vào cuối năm 2021, VinFast sẽ mở các showroom trên khắp phương Tây và bán được 42.000 xe điện (EVS) trên toàn cầu vào năm 2022, tăng so với mục tiêu trước đó là 15.000 xe.
Ngoài ra, khu phức hợp rộng hơn 800 ha tại bang North Carolina sẽ có khả năng sản xuất 150.000 xe mỗi năm, chủ yếu sẽ sản xuất ô tô điện, xe buýt và pin EV.
“Công ty đặt mục tiêu bán được tổng cộng khoảng 700.000 đến 1 triệu xe điện trong vòng 5 đến 6 năm. Bà tiết lộ, VinFast đã nhận được 50.000 đơn đặt hàng trên toàn cầu cho các mẫu xe VF8 và VF9”, bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Giám đốc điều hành của VinFast toàn cầu, cho biết.
Nếu so với các hãng sản xuất ô tô thế giới, mục tiêu của VinFast có thể nói là đầy tham vọng. Đơn cử, startup xe điện Nio (Trung Quốc) mới chỉ đạt cột mốc chiếc xe thứ 100.000 vào tháng 4/2021, sau gần 3 năm. Nhiều doanh nghiệp khác thậm chí đã thất bại khi cố gắng thực hiện các kế hoạch tương tự.
Thảo luận