"Khi dòng cung thay đổi, những khó khăn không thể tránh khỏi sẽ nảy sinh do năng lực hạn chế của ESPO (hệ thống đường ống Đông Siberia-Thái Bình Dương) và chi phí vận chuyển tăng đáng kể bởi vì phải vận chuyển dầu thô từ các cảng ở khu vực châu Âu của Nga. Nếu Nga chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ châu Âu đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thời gian giao hàng trung bình sẽ tăng gấp đôi, điều này sẽ làm tăng nhu cầu về tàu chở dầu", - ông Salikhov nói.
Khối lượng và thị trường xuất khẩu
"Như vậy, khoảng một nửa lượng dầu thô xuất khẩu của Nga sang châu Âu. Nga là nhà cung cấp khoảng 25% lượng dầu thô cho châu Âu. Tính cả các sản phẩm dầu, tỷ trọng của Nga trong nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của châu Âu chiếm khoảng 30%", - ông Salikhov nói.
"Về các đặc tính chất lượng, dầu thô của Nga rất phù hợp với các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, và về mặt lý thuyết có thể thay thế tới 3 triệu thùng dầu hàm lượng lưu huỳnh trung bình với chất lượng tương tự mà Trung Quốc nhập khẩu hàng ngày từ các nước khác", - chuyên gia lưu ý.
Vấn đề hậu cần
"Hiện tại, một giải pháp hợp lý hơn là việc đầu tư và nâng cao năng lực đội tàu chở dầu của Nga và mở rộng năng lực của các cảng. Trong tương lai, Nga có thể sử dụng tích cực hơn Tuyến đường Biển phía Bắc để cung cấp dầu thô cho các khách hàng châu Á", - ông Salikhov nói.