Vì sao “kỳ lân khởi nghiệp” Acronis quyết định đầu tư vào Việt Nam?

Mới đây, một kỳ lân khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo mật an ninh mạng là Acronis đã thông báo kế hoạch đầu tư 50-100 triệu USD để xây dựng một trung tâm R&D tại Việt Nam.
Sputnik
Chia sẻ về lý do đầu tư vào Việt Nam, TS. Serg Bell, nhà sáng lập Acronis, cho biết các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan hay Hàn Quốc đều rất mạnh về công nghệ. Tuy vậy, Việt Nam có lẽ đang sở hữu cơ hội tốt nhất, nhờ có “những nhân tài xuất chúng”.

Doanh nghiệp tỷ đô trong lĩnh vực an ninh mạng

“Công ty chúng tôi là Acronis, có trụ sở tại Singapore và Thuỵ Sỹ, đang đặt mục tiêu mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam. Chúng tôi dự kiến đầu tư khoảng 50 đến 100 triệu USD cho trung tâm nghiên cứu này trong các năm tới”, - TS. Serg Bell, nhà sáng lập Viện Công nghệ Schaffhausen (SIT) và là cha đẻ Acronis cho biết.

SIT là một học viện tư nhân phi lợi nhuận ở Thụy Sĩ được thành lập vào năm 2019, tập trung vào khoa học máy tính và phần mềm, đồng thời là đối tác với Đại học Carnegie-Mellon và Trường Công nghệ Thông tin của Đại học Quốc gia Singapore.
Sự phát triển của viện được hỗ trợ bởi Bang Schaffhausen ở miền bắc Thụy Sĩ thông qua một thỏa thuận tài trợ 3 triệu franc Thụy Sĩ (3,2 triệu đô la). Chiến lược học thuật của viện được đề ra bởi Konstantin Novoselov, chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2010.
Trong khi đó, Acronis là một kỳ lân khởi nghiệp (công ty khởi nghiệp tư nhân có giá trị hơn 1 tỉ USD) trong lĩnh vực bảo mật an ninh mạng, có trụ sở đặt tại Singapore và Thụy Sỹ.
Công ty được thành lập tại Singapore năm 2003 và hợp nhất năm 2008 tại Thụy Sỹ. Hiện có hơn 2.000 nhân viên của doanh nghiệp này đang làm việc tại các văn phòng ở 34 địa điểm khác nhau trên toàn thế giới.
Ước tính có hơn 5,5 triệu người dùng gia đình và 500.000 doanh nghiệp đang tin dùng các sản phẩm của Acronis. Bên cạnh đó, các đội tuyển thể thao chuyên nghiệp hàng đầu thế giới cũng là tệp khách hàng lớn của công ty. Acronis có hơn 50.000 đối tác phân phối sản phẩm và cung cấp dịch vụ tại trên 150 quốc gia, với 26 ngôn ngữ khác nhau.
‘Túng tiền’, Tân Hoàng Minh phải bán dự án trả tiền nhà đầu tư, FLC xin lùi họp cổ đông

Lý do đầu tư vào Việt Nam

Trước câu hỏi của báo chí về việc tại sao Acronis dự định mở trung tâm R&D ở Việt Nam, TS. Serg Bell cho biết, câu hỏi phải là “tại sao chúng tôi chưa chọn Việt Nam trước đây, mà là bây giờ”.

“Chúng tôi mở trung tâm R&D ở 10 quốc gia. Chúng tôi tin rằng, Việt Nam là địa điểm lý tưởng trong khu vực để đặt trung tâm R&D cỡ vừa. Chúng tôi cũng đã đến Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar... và thấy rằng Việt Nam là nơi tốt nhất”, - TS. Serg Bell khẳng định.

Theo ông, TP.HCM chỉ cách Singapore, nơi Acronis đặt trụ sở chính và trung tâm R&D, hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển bằng máy bay.
Dù vậy, công ty cũng đang cân nhắc nên đặt trung tâm R&D tại Hà Nội hay TP.HCM. Việc triển khai đang diễn ra nhanh chóng và thông tin chi tiết hơn sẽ có trong vài tuần tới.
TS. Serg Bell cho biết, ông đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học FPT để tìm kiếm, đào tạo và giữ chân nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Lễ ký kết diễn ra hôm 12/4, giữa các bên tham gia gồm SIT, Đại học Jacobs tại Bremen (JUB) - cơ sở giảng dạy của SIT tại Đức, và Đại học FPT.
Thỏa thuận này là nền tảng cho sự hợp tác song phương vững chắc, tạo điều kiện để hai trường trao đổi sinh viên và chia sẻ các chương trình, thông tin, cũng như nhiều hạng mục và dịch vụ với nhau.
Theo TS. Serg Bell, chương trình trao đổi sinh viên sẽ giúp SIT kết nạp thêm nhiều nhân tài vào SIT và JUB, đồng thời hỗ trợ đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Ngoài ra, Acronis cũng đã ký một biên bản ghi nhớ với FPT, với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực người địa phương cho trung tâm R&D sắp được xây dựng tại Việt Nam.
Trong khi đó, việc hợp tác với các trung tâm R&D lớn nhất của Acronis tại Bulgaria và Singapore được kỳ vọng sẽ giúp đội ngũ tại Việt Nam phát triển các giải pháp bảo mật an ninh mạng tối tân và đột phá cho công ty.

“Tôi nghĩ rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành một quốc gia sản xuất ra những sản phẩm sử dụng khoa học - công nghệ tốt nhất trong khu vực”, - TS. Serg Bell nhấn mạnh.

Trung Quốc chuyển lên đường ray số hoá
Theo ông, các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đều rất mạnh về công nghệ. Tuy vậy, Việt Nam có lẽ đang sở hữu cơ hội tốt nhất, nhờ có “những nhân tài xuất chúng”. TS. Serg Bell khẳng định Việt Nam không hề thiếu tiềm lực nhân tài.
Cùng góp mặt với TS. Serg Bell trong cuộc họp báo còn có ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ CHLB Đức. Là một người gốc Việt, ông Roesler từng nhiều lần đến thăm Việt Nam, và hiện là một thành viên của SIT.
Chia sẻ về những lần sang Việt Nam, ông Philipp Roesler cho biết ông rất ấn tượng với sự sáng tạo và năng động của người trẻ Việt Nam.

“Họ có trình độ hoàn toàn ngang với mọi thanh niên khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông trên toàn thế giới. Chúng tôi nhận thấy mình có sứ mệnh hỗ trợ lực lượng trẻ này bằng cách cung cấp cho họ cơ hội về sân chơi để thể hiện năng lực và công cụ để họ hiện thực hoá ý tưởng của mình”, - ông Roesler cho biết.

Cha đẻ Acronis và hành trình sáng lập doanh nghiệp tỷ đô

Nhà sáng lập Acronis, TS. Serg Bell từng học tại Đại học Vật lý và Công nghệ Moscow, một trong những ngôi trường hàng đầu ở Nga về khoa học và công nghệ. Ông có bằng Cử nhân Vật lý, sau đó là bằng Thạc sĩ vật lý và kỹ thuật điện, bằng Tiến sĩ Khoa học máy tính và Tiến sĩ Vật lý.
Khi mới khởi nghiệp, ông thành lập Unium, một công ty chuyên hỗ trợ học sinh trung học chuẩn bị vào các trường đại học. Sau đó, ông làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, từ kinh doanh giày, quảng cáo trang vàng, đến bán thiết bị máy tính tại một vùng khai thác than ở Siberia. Năm 1992, Serg Bell tham gia đồng sáng lập Sunrise - một doanh nghiệp phần cứng máy tính thuộc top đầu ở Nga.
Năm 1995, Serg Bell tự đứng ra thành lập Rolsen Electronics - một công ty sản xuất điện tử. Công ty nhanh chóng trở thành một trong số những nhà sản xuất điện tử lớn nhất ở Nga, với doanh thu lên đến hàng trăm triệu USD.
Năm 2000, Serg Bell thành lập Parallels. Đến năm 2004, hệ thống quản lý, lưu trữ dữ liệu Acronis tách ra hoạt động, tập trung vào các giải pháp bảo vệ dữ liệu và an toàn trong gian mạng. Serg Bell đảm nhận vị trí CEO cho công ty từ năm 2013.
Sàn thương mại điện tử “mở đường” cho doanh nghiệp “Made in Vietnam” chiến thắng xuyên biên giới
Thảo luận