https://kevesko.vn/20220409/trung-quoc-chuyen-len-duong-ray-so-hoa-14599216.html
Trung Quốc chuyển lên đường ray số hoá
Trung Quốc chuyển lên đường ray số hoá
Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đang phát triển công suất toán tính và điều khiển mạnh hơn các nước khác. Điều này nêu trong báo cáo do của Đại học Thanh Hoa, tập đoàn dữ liệu... 09.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-09T08:35+0700
2022-04-09T08:35+0700
2022-04-09T08:35+0700
quan điểm-ý kiến
trung quốc
tác giả
trừng phạt
5g
huawei
hoa kỳ
donald trump
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/07/0b/9229853_0:0:2941:1654_1920x0_80_0_0_823a61896ce4e838e978a44c3690c030.jpg
Đang chờ đợi là thị trường cơ sở hạ tầng máy tính ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng ít nhất 20% hàng năm, các cơ cấu Chính phủ và tập đoàn Nhà nước cũng tham gia vào quá trình này. Số hóa quy mô lớn theo đuổi hai nhiệm vụ: chuyển mô hình tăng trưởng kinh tế sang đường ray nội địa và kết nối thích ứng với tiến trình phân cực công nghệ toàn cầu.Trung Quốc vượt mặt Hoa KỳTrung Quốc ngày càng trở thành cầu thủ quan trọng trên đấu trường công nghệ toàn cầu, đang dần bắt kịp và trong một số lĩnh vực thậm chí đã vượt hơn Hoa Kỳ về các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, 5G, đô thị thông minh và công nghệ thị giác máy tính. Dễ nhận thấy là sự đối đầu giữa hai siêu cường đang chuyển từ thương mại sang bình diện công nghệ.Trong kế hoạch 5 năm hiện nay, phát triển công nghệ được dành quan tâm rất lớn. Dự kiến là kinh phí cho nghiên cứu và sáng chế R&D sẽ tăng hơn 7% mỗi năm. Đồng thời, tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu cơ bản trong tổng đầu tư cho R&D cần tăng từ 6% lên 8%. Điểm nhấn đặc biệt dành cho các công nghệ đột phá như sản xuất chip, máy tính lượng tử, kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học và v.v…Cơ sở hạ tầng mớiTuy nhiên, để phát triển những công nghệ kể trên, cần tạo lập môi trường phù hợp. Chính vì thế, song hành với nhiệm vụ phát triển một số ngành khoa học và công nghệ riêng biệt, Trung Quốc ưu tiên tạo ra cái gọi là «cơ sở hạ tầng mới». Trong khái niệm «cơ sở hạ tầng mới» bao hàm cả mạng di động thế hệ mới, mạng Internet công nghiệp phát triển, không gian đô thị được trang bị tất cả các loại cảm biến để tạo ra môi trường đô thị kỹ thuật số. Hoạt động chức năng của toàn bộ cơ sở hạ tầng này sẽ là không thể nếu không tạo ra công suất toán tính nghiêm túc.Theo tuyên bố của Ủy ban Nhà nước về Phát triển và Cải cách của CHND Trung Hoa, công suất máy tính đang trở thành xương sống của cơ sở hạ tầng để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững trong triển vọng dài hạn. Ủy ban Nhà nước đánh giá rằng nhu cầu về công suất tính toán của Trung Quốc sẽ tăng trung bình 20% mỗi năm. Để đạt mục tiêu này, chính quyền CHND Trung Hoa đang thực thi dự án đồ sộ nhằm xây dựng hệ thống dữ liệu lớn quốc gia tích hợp, bao gồm tám trung tâm điện toán lớn và mười cụm quốc gia, trong đó sẽ phát triển mạng lưới các trung tâm dữ liệu.Như ước tính của các chuyên gia Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, thị trường điện toán đám mây của Trung Quốc trong năm 2021 trị giá hơn 300 tỷ USD và đang chờ đợi sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Trong đà phát triển thị trường điện toán đám mây cũng như trong quá trình số hóa, thu hút sự tham gia của các tập đoàn Trung Quốc lớn nhất. Ví dụ, Huawei đang tạo ra 10 đơn vị mới để thúc đẩy quá trình số hóa. Còn Xiaomi ngay từ năm 2020 đã trở thành người phục vụ cho tiêu dùng sản phẩm Internet lớn nhất thế giới, công ty bán ra hơn 210 triệu thiết bị kết nối và sản phẩm Internet với giá thành 37 tỷ USD ở hơn 90 nước.Đà phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mang lợi cho cả các tập đoàn tư nhân kiếm khá tiền từ xu thế công nghệ mới, cũng như cho các tập đoàn Nhà nước, nhờ vậy cấp xung lực tự nhiên kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính quyền Trung Quốc hiểu rằng đất nước rộng lớn đông dân này không thể mãi là công xưởng của thế giới. Khi GDP bình quân đầu người tăng lên, kể từ năm 2010 đã tăng hơn gấp đôi mức trung bình trên cả nước, còn ở các thành phố phát triển vùng duyên hải thì về chỉ số này Trung Quốc thậm chí tiệm cận mức của các nước phát triển bậc trung, Trung Quốc mất dần lợi thế cạnh tranh trước đây về ưu thế sức lao động giá rẻ. Như đang thấy, để duy trì đà phát triển của đất nước, Trung Quốc cần phải đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường năng lực công nghệ của chính mình.Các biện pháp trừng phạt là chất xúc tác cho tiến bộCuộc đối đầu công nghệ với Hoa Kỳ chỉ càng làm Bắc Kinh thấy rõ tính đúng đắn của đường lối đã chọn. Ngay từ thời ê-kip Donald Trump nắm quyền, Washington đã áp đặt biện pháp trừng phạt với hàng loạt công ty công nghệ của Trung Quốc, trong đó có Huawei. Sang thời Biden, áp lực trừng phạt vẫn tiếp nối không hề giảm. Hệ luỵ là nhiều nhà sản xuất Trung Quốc bị cắt rời khỏi những thành tố quan trọng của ngành công nghiệp vi điện tử như chip và vi mạch. Hoa Kỳ giữ vị trí thống trị trong lĩnh vực này và lợi dụng nguyên tắc quyền lực «cánh tay dài», hạn chế việc sử dụng công nghệ của mình ngay cả đối với những công ty đặt tại nước thứ ba nếu họ cung cấp sản phẩm cho Trung Quốc. Chính dưới tác động của xu thế này thúc đẩy gia tăng các quá trình được gọi là phân cực công nghệ, khi các công ty và toàn bộ đất nước bị cắt rời khỏi mảng công nghệ nào đó sẽ buộc phải sáng chế và sử dụng giải pháp thay thế của riêng họ, và tất nhiên thường mang theo tiêu chuẩn công nghệ song song.Như vậy, đà phát triển cơ sở hạ tầng mới ở Trung Quốc không chỉ thuần tuý là động lực tăng trưởng mới. Đó còn là tất yếu khách quan từ yêu cầu «sống còn» trước cuộc «gây hấn» hung hăng trên bình diện công nghệ mà Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ chủ trương.
https://kevesko.vn/20220403/my-muon-gia-tang-nang-luc-canh-tranh-cua-minh-nho-vao-trung-quoc-14472525.html
https://kevesko.vn/20220116/trung-quoc-phat-trien-thong-qua-su-chuyen-doi-ky-thuat-so-13302974.html
https://kevesko.vn/20220401/hoa-ky-quyet-dinh-thay-doi-chien-thuat-doi-dau-voi-trung-quoc-14510524.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/07/0b/9229853_210:0:2941:2048_1920x0_80_0_0_bb12def4e5ef821939467b929181033e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
quan điểm-ý kiến, trung quốc, tác giả, trừng phạt, 5g, huawei, hoa kỳ, donald trump
quan điểm-ý kiến, trung quốc, tác giả, trừng phạt, 5g, huawei, hoa kỳ, donald trump
Trung Quốc chuyển lên đường ray số hoá
Trung Quốc đang phát triển công suất toán tính và điều khiển mạnh hơn các nước khác. Điều này nêu trong báo cáo do của Đại học Thanh Hoa, tập đoàn dữ liệu International Data Corporation và công ty CNTT Inspur Information của Trung Quốc ấn hành.
Đang chờ đợi là thị trường cơ sở hạ tầng máy tính ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng ít nhất 20% hàng năm, các cơ cấu Chính phủ và tập đoàn Nhà nước cũng tham gia vào quá trình này. Số hóa quy mô lớn theo đuổi hai nhiệm vụ: chuyển mô hình tăng trưởng kinh tế sang đường ray nội địa và kết nối thích ứng với tiến trình phân cực công nghệ toàn cầu.
Trung Quốc vượt mặt Hoa Kỳ
Trung Quốc ngày càng trở thành cầu thủ quan trọng trên đấu trường công nghệ toàn cầu, đang dần bắt kịp và trong một số lĩnh vực thậm chí đã vượt hơn Hoa Kỳ về các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo,
5G, đô thị thông minh và công nghệ thị giác máy tính. Dễ nhận thấy là sự đối đầu giữa hai siêu cường đang chuyển từ thương mại sang bình diện công nghệ.
Trong kế hoạch 5 năm hiện nay, phát triển công nghệ được dành quan tâm rất lớn. Dự kiến là kinh phí cho nghiên cứu và sáng chế R&D sẽ tăng hơn 7% mỗi năm. Đồng thời, tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu cơ bản trong tổng đầu tư cho R&D cần tăng từ 6% lên 8%. Điểm nhấn đặc biệt dành cho các công nghệ đột phá như sản xuất chip, máy tính lượng tử, kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học và v.v…
Tuy nhiên, để phát triển những công nghệ kể trên, cần tạo lập môi trường phù hợp. Chính vì thế, song hành với nhiệm vụ phát triển một số ngành khoa học và công nghệ riêng biệt, Trung Quốc ưu tiên tạo ra cái gọi là «cơ sở hạ tầng mới»
. Trong khái niệm «cơ sở hạ tầng mới» bao hàm cả mạng di động thế hệ mới, mạng Internet công nghiệp phát triển, không gian đô thị được trang bị tất cả các loại cảm biến để tạo ra môi trường đô thị kỹ thuật số. Hoạt động chức năng của toàn bộ cơ sở hạ tầng này sẽ là không thể nếu không tạo ra công suất toán tính nghiêm túc.
Theo tuyên bố của Ủy ban Nhà nước về Phát triển và Cải cách của CHND Trung Hoa, công suất máy tính đang trở thành xương sống của cơ sở hạ tầng để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững trong triển vọng dài hạn. Ủy ban Nhà nước đánh giá rằng nhu cầu về công suất tính toán của Trung Quốc sẽ tăng trung bình 20% mỗi năm. Để đạt mục tiêu này, chính quyền CHND Trung Hoa đang thực thi dự án đồ sộ nhằm xây dựng hệ thống dữ liệu lớn quốc gia tích hợp, bao gồm tám trung tâm điện toán lớn và mười cụm quốc gia, trong đó sẽ phát triển mạng lưới các trung tâm dữ liệu.
Như ước tính của các chuyên gia Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc, thị trường điện toán đám mây của Trung Quốc trong năm 2021 trị giá hơn 300 tỷ USD và đang chờ đợi sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Trong đà phát triển thị trường điện toán đám mây cũng như trong quá trình số hóa, thu hút sự tham gia của các tập đoàn Trung Quốc lớn nhất. Ví dụ, Huawei đang tạo ra 10 đơn vị mới để thúc đẩy quá trình số hóa. Còn Xiaomi ngay từ năm 2020 đã trở thành người phục vụ cho tiêu dùng sản phẩm Internet lớn nhất thế giới, công ty bán ra hơn 210 triệu thiết bị kết nối và sản phẩm Internet với giá thành 37 tỷ USD ở hơn 90 nước.
Đà phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mang lợi cho cả các tập đoàn tư nhân kiếm khá tiền từ xu thế công nghệ mới, cũng như cho các tập đoàn Nhà nước, nhờ vậy cấp xung lực tự nhiên kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính quyền Trung Quốc hiểu rằng đất nước rộng lớn đông dân này không thể mãi là công xưởng của thế giới.
Khi GDP bình quân đầu người tăng lên, kể từ năm 2010 đã tăng hơn gấp đôi mức trung bình trên cả nước, còn ở các thành phố phát triển vùng duyên hải thì về chỉ số này Trung Quốc thậm chí tiệm cận mức của các nước phát triển bậc trung, Trung Quốc mất dần lợi thế cạnh tranh trước đây về ưu thế sức lao động giá rẻ. Như đang thấy, để duy trì đà phát triển của đất nước, Trung Quốc cần phải đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường năng lực công nghệ của chính mình.
Các biện pháp trừng phạt là chất xúc tác cho tiến bộ
Cuộc đối đầu công nghệ với Hoa Kỳ chỉ càng làm Bắc Kinh thấy rõ tính đúng đắn của đường lối đã chọn. Ngay từ thời ê-kip Donald Trump nắm quyền, Washington đã áp đặt biện pháp trừng phạt với hàng loạt công ty công nghệ của Trung Quốc, trong đó có Huawei. Sang thời Biden, áp lực trừng phạt vẫn tiếp nối không hề giảm. Hệ luỵ là nhiều nhà sản xuất Trung Quốc bị cắt rời khỏi những thành tố quan trọng của ngành công nghiệp vi điện tử như chip và vi mạch. Hoa Kỳ giữ vị trí thống trị trong lĩnh vực này và lợi dụng nguyên tắc quyền lực «cánh tay dài», hạn chế việc sử dụng công nghệ của mình ngay cả đối với những công ty đặt tại nước thứ ba nếu họ
cung cấp sản phẩm cho Trung Quốc. Chính dưới tác động của xu thế này thúc đẩy gia tăng các quá trình được gọi là phân cực công nghệ, khi các công ty và toàn bộ đất nước bị cắt rời khỏi mảng công nghệ nào đó sẽ buộc phải sáng chế và sử dụng giải pháp thay thế của riêng họ, và tất nhiên thường mang theo tiêu chuẩn công nghệ song song.
Như vậy, đà phát triển cơ sở hạ tầng mới ở Trung Quốc không chỉ thuần tuý là động lực tăng trưởng mới. Đó còn là tất yếu khách quan từ yêu cầu «sống còn» trước cuộc «gây hấn» hung hăng trên bình diện công nghệ mà Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ chủ trương.