Biển Đông

Chuyên gia Việt Nam lo vấn đề Ukraina là ‘bàn đạp’ để Trung Quốc chiếm Biển Đông?

Chuyên gia Việt Nam và quốc tế phân tích những toan tính, ý đồ ẩn sau việc Trung Quốc liên tục tập trận dồn dập ở Biển Đông, hoàn tất quân sự hóa các thực thể ở vùng biển tranh chấp trong khi cả thể giới đang nhìn về xung đột căng thẳng ở Ukraina.
Sputnik
Liệu Ukraina có thành ‘bàn đạp’ để Trung Quốc tìm cách gia tăng các vị trí, ảnh hưởng ở Biển Đông hay thậm chí là toan tính kiểm soát Biển Đông mà không cần dùng đến vũ lực hay “phô trương cơ bắp”?

Trung Quốc dồn dập tập trận và quân sự hóa Biển Đông

Những ngày qua, các tin tức về việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự ném bom, bắn đạn thật kéo dài, chống ‘kẻ thù chiến lược giả định’ ở Biển Đông liên tục được phát đi với tần suất dày đặc.
Nhiều ý kiến của giới nghiên cứu về tình hình Biển Đông cho rằng, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang tận dụng “thời cơ vàng”, dùng chính xung đột Nga – Ukraina làm “bàn đạp” để nhanh chóng quân sự hóa Biển Đông, chiếm thêm nhiều thực thể ở các vùng biển tranh chấp trong khi cả thế giới đều đang “dán mắt” theo dõi diễn biến mới chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành ở Ukraina, cũng như quan hệ Moskva – Kiev hay Nga với phương Tây.
Biển Đông
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tập trận tại Biển Đông
GS. Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhận định, Trung Quốc đã lên kế hoạch rất cụ thể cho các cuộc tập trận phức tạp, phục vụ một số mục đích nâng cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu cũng như năng lực hàng hải như đào tạo, tích hợp các nền tảng và công nghệ mới, để liên kết giữa các lực lượng như Hải quân và Không quân.
Điển hình, theo ông Thayer, các cuộc tập trận của Hải quân và Không quân PLA từ ngày 4 đến 15/3 bao gồm các cuộc tập trận không quân phức tạp, ném bom, bắn đạn thật rầm rộ.
Trong đó, lực lượng Không quân Trung Quốc đã tập trận cả ngày lẫn đêm với nhiều loại máy bay chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ từ các căn cứ không quân trong khoảng 20 giờ.
“Các cuộc tập trận quân sự được thiết kế để chứng minh năng lực và khả năng tác chiến cụ thể cũng như quyết tâm chống lại sức mạnh Hải quân của đối thủ”, ông Carl Thayer phân tích.
Vị chuyên gia cũng lưu ý rằng, một bức tranh toàn cảnh về tình hình thế giới cũng như khu vực hiện nay cho chúng ta thấy rằng Trung Quốc và Mỹ là đối thủ chiến lược và đang tham gia một vòng xoáy hành động và “trả đũa” ở Biển Đông.
“Nói cách khác, mỗi bên phản ứng lại đúng kiểu “ăn miếng trả miếng” những hoạt động quân sự của bên kia”, ông Thayer nhấn mạnh.
Bộ Quốc phòng: Trung Quốc có quyền triển khai các cơ sở quân sự ở Biển Đông
Trong khi đó, cũng chính vì cả thế giới đều đang dồn sự tập trung chú ý vào tình hình ở Ukraina, Trung Quốc coi đây là bàn đạp cần tận dụng để tiếp tục âm mưu độc chiếm Biển Đông, mở rộng, tiến đến hoàn thiện quá trình quân sự hóa của mình.
Hôm 22/3, Đô đốc John Christopher Aquilino, Chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Quân đội Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc đã “hoàn tất quân sự hóa” ở ít nhất ba thực thể trên Biển Đông, gồm đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền).
Đô đốc John Aquilino còn lưu ý rằng, Trung Quốc đã bố trí kho tên lửa, nhà chứa máy bay, hệ thống radar hiện đại và một số cơ sở quân sự nguy hiểm khác tại các đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
John Aquilino
Đô đốc Aquilino lên tiếng cảnh báo rằng quá trình quân sự hóa của Trung Quốc tại các thực thể trên Biển Đông nhằm tạo điều kiện cho các tiêm kích và oanh tạc cơ xuất kích, cùng với mối đe dọa từ các hệ thống tên lửa mà Bắc Kinh đã bố trí ở đảo nhân tạo phi pháp.

Vấn đề Ukraina đang làm thế giới lơ là Biển Đông

Giới nghiên cứu về Biển Đông đánh giá, việc Trung Quốc quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông là đang thách thức luật pháp quốc tế. Dư luận thế giới cũng như khu vực cần lên tiếng phản đối cũng như tìm giải pháp ứng phó phù hợp.
Theo ông Gregory Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) của Mỹ, đây là vấn đề đáng lo ngại và các bên cần phản ứng theo cách phù hợp.
Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng "gieo rắc bất hòa" ở Biển Đông
Việc tập trận quân sự dồn dập cũng như hoàn tất quân sự hóa các đảo ở Biển Đông, theo ông Murray Hiebert, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ cho rằng, Trung Quốc dường như đang thách thức Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Trung Quốc đang nỗ lực chứng tỏ Bắc Kinh không hề bị đe dọa bởi việc điều các tàu chiến qua lại khu vực tranh chấp ở Biển Đông của Mỹ, Nhật, EU, Úc…
“Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng ở Ukraina có thể là một nguyên do ảnh hưởng đến quyết định của Trung Quốc về thời điểm tập trận”, ông Murray Hiebert nói.
Chuyên gia của CSIS cũng nhận định, Trung Quốc đã điều các máy bay chiến đấu J-11B mới nhất tham gia các cuộc tập trận như một động thái nhằm phô trương các công nghệ quân sự mới của Bắc Kinh.
Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM phân tích trên Tuổi Trẻ, có thông tin cho biết Trung Quốc đã liên tục đưa ra các thông báo tập trận từ ngày 19/3 tới nay là để tìm kiếm chiếc máy bay quân sự Y-8 bị rơi ở đây trong lúc tập trận hồi đầu tháng ba. Tuy nhiên, vị chuyên gia Việt Nam nhấn mạnh, việc kéo dài hoạt động tập trận cho dù máy bay đã được tìm thấy cho thấy Trung Quốc có thể có những ý đồ khác ở đây.
“Trước tình hình chiến sự căng thẳng ở Ukraina khiến cả thế giới tập trung vào đây, sẽ có thể dẫn đến sự lơ là ở Biển Đông”, Thạc sĩ Hoàng Việt nhấn mạnh.
Theo ông Việt, trong bối cảnh đó, có những lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tìm cách gia tăng các vị trí và ảnh hưởng của họ ở Biển Đông.

Trung Quốc tính chiếm Biển Đông mà không cần vũ lực

Đây là quan điểm của Thạc sĩ Nguyễn Thế Phương, giảng viên khoa Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM.
Đánh giá về tính toán của chính quyền ông Tập Cận Bình khi tiến hành quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông, ông Phương khẳng định với VnExpress rằng, Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông, tăng cường khả năng giám sát 24/7 tình hình thực địa và duy trì hiện diện ở toàn bộ các khu vực mà họ tự cho là thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Không chỉ kinh tế, Việt Nam và Malaysia nên bắt tay nhau ở Biển Đông?
“Ba đá Vành Khăn, Su Bi và Chữ Thập tạo thành một tam giác khép kín, nên việc bố trí các cơ sở, thiết bị quân sự trên các thực thể này cho thấy họ có tham vọng kiểm soát vùng biển rộng lớn ở phía nam Biển Đông”, chuyên gia Việt Nam khẳng định.
Trong khi đó, ở phía Đông, Trung Quốc có thể coi bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines là mục tiêu quân sự hóa tiếp theo.
“Ở phía Bắc, nước này đang tiếp tục quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm giữ phi pháp, trong đó có đợt triển khai tiêm kích J-11 năm 2020”, ông Phương nêu quan điểm.
Theo chuyên gia quan hệ quốc tế, với những động thái này, Trung Quốc đang hướng đến tăng cường đáng kể khả năng nhận thức hàng hải (Maritime Domain Awareness - MDA) trên Biển Đông, với mục đích kiểm soát hiệu quả hơn trên thực địa.
Thạc sĩ Nguyễn Thế Phương nhấn mạnh, khái niệm “quân sự hóa” đối với những thực thể trên Biển Đông không thuần túy đề cập đến cơ sở hạ tầng tác chiến hay vũ khí “nóng” như sân bay, bến cảng, tên lửa...
Chuyên gia lưu ý, khái niệm này còn bao gồm những hạ tầng “phần mềm” đóng góp cho mạng lưới C4ISR (gồm chỉ huy và kiểm soát, thông tin liên lạc, tính toán, tình báo, giám sát và do thám).
Ông Phương bày tỏ, Trung Quốc đã gần như hoàn thành mạng lưới C4ISR trên 4 chiều ở Biển Đông, gồm đáy biển, mặt biển, trên không và không gian, với sự tham gia của mạng lưới vệ tinh.
“Mạng lưới này có thể giúp Trung Quốc có đủ "tai mắt" để nắm tình hình ở Biển Đông và không còn cần phô diễn sức mạnh "cơ bắp" trong một số trường hợp”, chuyên gia Việt Nam nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng hoạt động quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi căn bản tình hình khu vực, khi Trung Quốc tiếp tục áp dụng chiến thuật "vùng xám" trong tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Cần lưu ý rằng, chiến thuật "vùng xám" phục vụ mục tiêu của Trung Quốc là chiếm đoạt vùng biển của các nước khác mà không phải dùng lực lượng quân sự chính quy, nhưng đồng thời không để tình hình vượt ngưỡng thành xung đột vũ trang mất kiểm soát.
Biển Đông
Trung Quốc quân sự hóa ba hòn đảo mà họ xây dựng ở Biển Đông
Giới chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về chiến thuật này của Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh sử dụng tàu chấp pháp và lực lượng dân quân biển để quấy nhiễu hoạt động dân sự các nước láng giềng, đơn phương "thực thi" cái mà họ gọi là "quyền chủ quyền" trên các khu vực ở Biển Đông, bất chấp quy định của luật pháp quốc tế.
Thạc sĩ Phương cảnh báo khi hoàn tất quân sự hóa ba đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc sẽ tăng đáng kể năng lực triển khai các lực lượng chấp pháp và dân quân biển để phục vụ chiến thuật này.
“Trung Quốc có thể huy động tàu hải cảnh nhanh hơn, với tần suất dày đặc hơn và số lượng đông đảo hơn. Lực lượng dân quân biển cũng sẽ tăng hoạt động theo cách tương tự”, chuyên gia Việt Nam nói và lưu ý, các đảo nhân tạo được quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông cũng là một phần của chiến thuật vùng xám.

Quấy rối hoạt động khai thác khí đốt của Việt Nam

Chuyên gia của CSIS, Mỹ nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ đang tập trung cho vấn đề Nga – Ukraina nhưng chắc chắn sẽ không xem nhẹ vấn đề Biển Đông.
GS. Carl Thayer cũng có chung quan điểm. Theo ông, dù chiến dịch quân sự mà Nga tiến hành ở Ukraina đang là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Washington nhưng không vì tình hình Ukraina mà chính quyền Joe Biden ngừng can thiệp vào các vấn đề ở Biển Đông, châu Á – Thái Bình Dương.
Biển Đông
Sau Trung Quốc, đến lượt Đài Loan dự tính tập trận trên Biển Đông
Về tình trạng Trung Quốc đã quân sự hóa xong hoàn toàn đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập, ông Murray Hiebert khẳng định đây không phải chiến lược bất ngờ.
“Điều này không mới. Các thực thể mà Trung Quốc quân sự hóa trái phép đã được nước này sử dụng để tiến hành quấy rối hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi của Việt Nam, Malaysia và Indonesia”, chuyên gia của CSIS khẳng định.
Ông Gregory Poling cũng lưu ý, hoạt động quân sự hóa đảo nhân tạo của Trung Quốc nhằm gây áp lực lên các nước trong khu vực, đồng thời mở rộng kiểm soát mọi hoạt động thời bình trên Biển Đông.
Do đó, dư luận cần dành sự chú ý nhất định đến động thái đơn phương quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc thay vì chỉ tập trung vào căng thẳng ở Ukraina.
Thạc sĩ Thế Phương lưu ý, các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) của Hải quân Mỹ trong khu vực không phải công cụ hiệu quả để đối phó với quá trình quân sự hóa này, bởi mục tiêu của Mỹ chủ yếu mang hàm ý thực thi quyền hàng hải được quy định trong luật pháp quốc tế và thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, không nhằm ngăn cản hoạt động xây dựng, bố trí cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo.
Do đó, chuyên gia Việt Nam cho rằng, các nước trong khu vực vẫn cần giải bài toán hợp tác với nhau và với cộng đồng quốc tế như thế nào cho phù hợp để hạn chế tác động tiêu cực từ chiến thuật 'vùng xám' của Trung Quốc.

Biển Đông: Việt Nam phản đối Trung Quốc

Như Sputnik đã thông tin, hôm 7/4, tại họp báo thường kỳ, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tiếp tục tái khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông.
Theo bà Phạm Thu Hằng, một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt vi phạm ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Trung Quốc tập trận Biển Đông, Việt Nam ‘đã giao thiệp’ và phản đối Bắc Kinh
Việt Nam cũng yêu cầu các bên kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, đóng góp cho việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông.
“Việt Nam đã tiếp tục giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này”, bà Hằng cho hay.
Trước thông tin Trung Quốc đã hoàn thành việc quân sự hoá hoàn toàn các cấu trúc mà nước này chiếm đóng ở Biển Đông, phó phát ngôn nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Đại diện chính quyền Hà Nội khẳng định, việc thúc đẩy quân sự hoá trên một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, mà còn gây lo ngại cho các nước trong khu vực, cộng đồng quốc tế, như được phản ánh trong các văn kiện của ASEAN,
Biển Đông
Luật Mỹ chống Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến tình hình Biển Đông?
Việt Nam cho rằng, động thái này của Bắc Kinh hoàn toàn “không có lợi cho việc duy trì hoà bình, an ninh và ổn định trong khu vực Biển Đông”.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt việc quân sự hoá, không có các hành động làm gia tăng căng thẳng ở khu vực, duy trì điều kiện thuận lợi, tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982”, bà Phạm Thu Hằng tái khẳng định.
Thảo luận