Phát biểu tại Hạ viện hồi cuối tháng 2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói, ngày Nga tấn công Ukraina - 24/2 - đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử. Ông tuyên bố rằng, "chúng tôi chấp nhận thách thức mà thời gian ném vào chúng tôi một cách tỉnh táo và dứt khoát". Trong hai tháng qua, Đức đã đi một chặng đường dài - từ truyền thống từ chối cung cấp vũ khí cho các khu vực xung đột đến ý muốn "ngăn chặn bước tiến của Putin sang phương Tây" bằng bất cứ giá nào. Dù không thể từ chối khí đốt của Nga, Berlin ngày càng tìm nhiều cách để thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Ukraina: phân bổ hàng tỷ euro viện trợ, tiếp đón người tị nạn, chuyển giao vũ khí và hứa sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng. Điều gì đã xảy ra với người Đức, những người đã từng giữ thế cân bằng, tìm cách duy trì quan hệ với Nga và không khuất phục trước sức ép của Mỹ? Họ có thực sự bị sốc trước chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina, hay là có một lý do nào đó sâu xa hơn?
“Chúng ta phải xuất phát từ quan điểm rằng, cuộc chiến này sẽ còn kéo dài và quân đội Ukraina phải có đủ khả năng lấy lại lãnh thổ bị xâm chiếm. <...> Cần phải khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. <...> Nếu chúng tôi không thể ngăn chặn Putin ở Ukraina và đẩy lùi ông ta, ông ta sẽ tiếp tục. <...> Nga có thể tiếp tục cuộc tấn công sang các nước Baltic, Ba Lan, Moldova và các khu vực khác của châu Âu. <...> Chúng ta phải ngăn chặn Putin ngay bây giờ".
Đây là phát biểu của Friedrich Merz, lãnh đạo mới của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) - đảng lớn nhất của Đức hiện đối lập, ứng viên tiềm năng cho chức thủ tướng. Ông chỉ trích gay gắt Thủ tướng Scholz về sự phản ứng chậm chạp:
"Bằng hành vi của mình, ông ta đe dọa sự đoàn kết của toàn bộ cộng đồng châu Âu trong mối quan hệ với Nga. <...> Chúng tôi muốn biết những gì đang được cung cấp, và trên hết, vì những lý do gì mà chính phủ Đức không muốn cung cấp những thứ đã có sẵn".
Và Merz không đơn độc: các cuộc thăm dò dư luận không chỉ cho thấy uy tín của Scholz và Chính phủ sụt giảm mạnh (tỷ lệ tín nhiệm của Thủ tướng đã rơi xuống 38% và 49% người được hỏi không hài lòng với chính sách của ông), mà còn được thấy qua các hành động của Đức theo hướng Ukraina. Ở đây nói không chỉ về tỷ lệ tín nhiệm, ở Đức có ngày càng nhiều người ủng hộ việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina (55% người được hỏi).
Lý do đơn giản
Hơn 3/4 người Đức tin rằng, nước Nga dưới thời Vladimir Putin là một mối đe dọa đối với Đức. Có nghĩa là, người Đức cho rằng, người Nga đang đe dọa họ - không phải lợi ích của Đức, mà là đất nước của họ (mặc dù một vài năm trước, họ đã thấy mối đe dọa chính xuất phát không phải từ Nga, mà từ Hoa Kỳ, tức là từ phía một đồng minh NATO). Người Đức coi Nga là một mối đe dọa và do đó họ sẵn sàng chịu đựng những khó khăn kinh tế và từ bỏ hoàn toàn (nhưng không phải ngay lập tức) khí đốt của Nga. Một nửa dân số Đức ủng hộ việc tẩy chay năng lượng Nga, mặc dù đa số người hiểu rằng, nền kinh tế Đức sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biện pháp này.
Tuy nhiên, đông đảo quần chúng Đức không nhận ra thực tế rằng, việc cắt đứt quan hệ với Nga sẽ dẫn đến thảm họa không chỉ đối với nền kinh tế Đức, mà còn đối với toàn bộ dự án hội nhập châu Âu (có lợi cho người Đức), bởi vì họ bị thuyết phục về "mối đe dọa từ Nga". Bản thân Merz có tin vào những gì mình nói: Nga sẽ tấn công Ba Lan, các nước Baltic và các khu vực khác của châu Âu, tức là tấn công NATO? Có lẽ bản thân ông không tin vào mối đe dọa từ Nga, nhưng nhiều người Đức đã bị thuyết phục về điều này. Cũng như về việc quân đội Ukraina có thể “lấy lại lãnh thổ đã bị xâm chiếm” và “khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina”, có nghĩa là cần phải trợ giúp quân đội Ukraina bằng xe tăng và pháo binh. Trên thực tế Đức đang bị lôi kéo vào cuộc chiến với Nga – vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm qua tay người khác. Tại sao họ không nhận thấy điều này?
Đáng tiếc, những tình huống tương tự đã xảy ra không chỉ một lần trong lịch sử quan hệ Nga-Đức. Lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ thống nhất nước Đức năm 1871 chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Lòng biết ơn vì Nga đã giúp thống nhất nước Đức vào năm 1991 cũng không chịu được thử thách của thời gian. Nga đang đe dọa Đức? Đe dọa bằng cách giành lấy từ tay người Anglo-Saxon vùng lãnh thổ lịch sử của riêng mình - Ukraina? Đây có phải là mối đe dọa đối với Berlin, Munich và Hamburg? Hay đó là một mối đe dọa đối với kế hoạch đưa Ukraina vào không gian châu Âu, vào một "Đế chế thứ tư" hòa bình được chính thức hóa dưới dạng Liên minh châu Âu?
Nếu là những người trung thực, người Đức phải nói như vậy. Nhưng việc phá hủy bản sắc dân tộc của họ được thực hiện bởi những người Anglo-Saxon sau Thế chiến thứ hai, không cho người Đức cơ hội để có gì nói đó. Họ dễ tin vào những câu chuyện kinh dị về mối đe dọa từ phía Nga và không chịu thừa nhận rằng lòng tham và sự mù quáng của chính họ đã dẫn đến chiến tranh ở Ukraina. Và nếu Đức thực sự quan tâm đến lợi ích và an ninh quốc gia của mình, thì họ chỉ đơn giản là không có quyền tham gia cuộc chiến ở Ukraina.
Bởi vì những nỗ lực vẽ lại biên giới ở châu Âu và Nga không đáp ứng được lợi ích quốc gia của Đức - đáng lẽ người Đức đã phải học tốt bài học này vào năm 1945. Nhưng, hết lần này đến lần khác họ bị cuốn vào cuộc xung đột ở phương Đông, vào cuộc đối đầu với Nga - điều không những họ không cần thiết mà còn thực sự đe dọa đến an ninh của Đức.
Đe dọa bằng cách nào?
Bằng cách làm suy giảm độc lập của Đức về mặt chiến lược, làm gia tăng sự phụ thuộc của nước này vào các quốc gia Anglo-Saxon và những con rối châu Âu của họ, và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Liên minh châu Âu. Bây giờ Đức buộc phải đoạn tuyệt với Nga, và sau vài năm nữa họ sẽ buộc phải cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức sẽ ra sao? Berlin lấy tiền đâu để tiếp tục xây dựng Liên minh Châu Âu? Và sự sụp đổ của EU cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến Đức, nước này sẽ không thể ngồi yên trong pháo đài của mình.
Ở thời điểm hiện tại, Đức còn có thời gian để không rơi vào kịch bản này. Nhưng, sau khi chiếc Leopard đầu tiên bị phá hủy ở Ukraina, nước Đức sẽ đánh mất cơ hội tự quyết định tương lai của mình.