ĐCSVN tích cực đấu tranh chống những “con hổ lớn”, khi nào đến lượt “lũ chuột tham nhũng”?

Ở Việt Nam, cái “lò” chống tham nhũng ngày càng nóng. Không ai có thể thoát khỏi ngọn lửa trừng phạt: cả đảng viên của tất cả các cấp, công chức hay đại diện doanh nghiệp. Mỗi ngày đều có tin về những vụ bắt giữ mới.
Sputnik

Các vụ án tham nhũng lớn

Mới đây, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng vì liên quan vụ án nhận hối lộ để xét duyệt cấp phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam về nước.
Nhiều khả năng Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tân Hoàng Minh Group ông Đỗ Anh Dũng bị bắt tạm giam để điều tra về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sẽ đối mặt án tù chung thân.
Cuối tháng 3, ông Trịnh Văn Quyết điều hành tập đoàn FLC và hãng hàng không Bamboo Airways có vốn điều lệ lớn thứ 2 toàn ngành đã bị bắt vì tội thao túng thị trường chứng khoán.
Dư luận phản ứng mạnh mẽ trước vụ án liên quan Việt Á Technologies, một công ty tư nhân đã nhận được gần 176 triệu USD sau khi câu kết với lãnh đạo các đơn vị hợp thức hồ sơ chỉ định thầu và đẩy giá kit xét nghiệm COVID-19 cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Sau một cuộc điều tra, giám đốc điều hành của công ty và một số quan chức cấp cao từ các bộ y tế, khoa học và công nghệ và các trung tâm kiểm soát dịch bệnh cấp tỉnh đã bị bắt.
Vụ Việt Á: Tướng Đỗ Quyết và Hoàng Văn Lương bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng

Kết quả ấn tượng

Chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSVN đã đạt được những kết quả chưa từng có trong bối cảnh tự do hóa kinh tế. Vào tháng 12/2020, báo cáo đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cho thấy hàng chục nghìn đảng viên đã bị kỷ luật do tham nhũng. Trong đó có 27 người đương nhiệm và nguyên Ủy viên Trung ương, 4 người đương kim và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị cùng hơn 30 tướng lĩnh quân đội, đây là điều không thể tưởng tượng được trước năm 2013.
Công việc này đã mang lại kết quả hiện hữu. Theo bản báo cáo gần đây nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam tăng điểm trong bảng xếp hạng Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) toàn cầu. Chỉ số CPI của Việt Nam trong năm 2021 là 39/100 điểm, tăng 3 điểm từ mức 36/100 điểm năm 2020, xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

“Chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tầm nhìn chiến lược quan trọng bắt đầu được thực hiện từ lâu, - Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia St. Petersburg, nhận xét. - Tình hình đang thay đổi, chất lượng của tham nhũng đang thay đổi, và công tác phòng, chống tham nhũng cũng đang thay đổi. Các doanh nghiệp lớn đã xuất hiện ở Việt Nam, và họ cần phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Dự luật của phương Tây “Quá lớn, không sụp nổi” (Too big to fail) không hoạt động ở Việt Nam. Nếu doanh nhân hoặc công chức vi phạm pháp luật, họ phải chịu trách nhiệm, bất kể người nào. Nguyên tắc đúng đắn này sẽ giúp ổn định lại tình hình trong nước và nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách kinh tế”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Ấn Độ Modi bàn về tình hình Ukraina

Làm thế nào để đánh bại tham nhũng tồn tại ở cấp cơ sở?

Tham nhũng ở Việt Nam rất mạnh ở cấp cơ sở, và điều này là mối đe dọa an ninh quốc gia, - Giáo sư Kolotov nhấn mạnh. - Nếu việc xử lý tham nhũng không được thực hiện theo quy định pháp luật, hệ thống sẽ sụp đổ. Tham nhũng cao là một trong những lý do dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Trong “Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô”, ngày 5-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi”.

“Việt Nam đã xây dựng một hệ thống hành động rõ ràng cho phép khôi phục chủ quyền trong cuộc chiến chống lại những đối thủ rất mạnh, nhưng tham nhũng là kẻ thù vô hình hủy hoại đạo đức cách mạng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần phải có những nỗ lực đặc biệt để không chỉ đề xuất các giá trị mà để các giá trị này thực sự trở thành phong trào, xu thế. Theo cách phân loại của Trung Quốc, có hai loại tham nhũng: “đả hổ, đập ruồi”, "hổ" ở trên cùng và "ruồi" ở dưới cùng. Cho đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang thành công trong việc chống “hổ”, nhưng để đánh bại được “lũ chuột” thì cần phải có một bộ máy thực thi pháp luật khác, và một thái độ khác của xã hội”.

Hội chợ Du Lịch Quốc Tế TP. Hồ Chí Minh 2022 sẽ có các gian hàng ảo 3D
Trong cuộc đấu tranh này, Việt Nam có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của Nga trong việc cung cấp hầu hết các dịch vụ công ở định dạng kỹ thuật số, - Giáo sư Kolotov gợi ý. Giờ đây, người Nga có thể nhận được hơn 350 dịch vụ công điện tử hoặc tại các trung tâm đa chức năng hoạt động theo cơ chế một cửa: từ việc tư nhân hóa nhà ở đến việc đăng ký nhập học và xin hộ chiếu. Điều này cho phép bạn không tiếp xúc với các quan chức và ngăn chặn, loại trừ tham nhũng. Các đối tác Việt Nam cũng rất quan tâm đến hệ thống kê khai thu nhập của các quan chức Nga. Khi công chức thường xuyên kê khai thu nhập của mình và của người nhà, họ phải giải trình về những khoản cao hơn nhiều lần so với thu nhập chính thức của họ. Trước đây, nếu không thể hợp pháp hóa thu nhập trong nước, các quan chức tham nhũng đã chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài. Nhưng, các biện pháp trừng phạt chống Nga đã cho thấy rằng, ở nước ngoài cả tài sản nhà nước và tài sản của những người có liên quan đến nhà nước có thể bị tịch thu. Điều này không chỉ làm giảm niềm tin vào các đồng tiền phương Tây mà còn trở thành một tín hiệu báo động khác đối với những người muốn tăng thu nhập không trung thực, chuyên gia Nga lưu ý.
Thảo luận