Theo ghi nhận của nhà báo phụ trách chuyên mục, trong vài tuần qua, các nước phương Tây đã cố gắng sử dụng các biện pháp trừng phạt để gây tổn hại cho ngành năng lượng của Moskva, tuy nhiên các biện pháp này không mang lại hiệu quả cao.
"Điện Kremlin không cảm thấy áp lực mà Washington đang toan tính. Nguyên nhân gây ra điều này một phần nằm ở Ấn Độ và Trung Quốc", - tác giả tin tưởng.
Các cường quốc Châu Á cứu Nga
Theo ông, sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, hai cường quốc châu Á đã giữ lập trường trung lập và không ủng hộ các hạn chế của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ông Vink phàn nàn rằng Bắc Kinh và New Delhi không chỉ duy trì quan hệ với Moskva mà còn tiếp tục giao thương với nước này và mua năng lượng. Đặc biệt, Ấn Độ đã tăng đáng kể nhập khẩu dầu của Nga và mua khoảng 13 triệu thùng trong tháng qua với mức giá hấp dẫn. Trung Quốc cũng như trước đây, vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, bài báo cho biết.
Nhà báo nhắc lại rằng các nước châu Âu phụ thuộc vào Moskva không kém các nước châu Á, Nga luôn cung cấp một lượng lớn năng lượng. Vì lý do này, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh, không giống như Hoa Kỳ, sẽ khó phá vỡ quan hệ kinh tế với Ngahơn. Từ chối mua khí đốt của Nga sẽ dẫn đến khủng hoảng ngay lập tức do giá thành sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở các quốc gia này tăng cao, Vink viết.
“Tất nhiên, các biện pháp của phương Tây còn lâu mới hoàn hảo.Theo dự báo của các chuyên gia, Moskva sẽ thu nhập 321 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu vào năm 2022 nếu các thị trường bán hàng hiện tại vẫn mở cửa cho nó", - nhà báo tổng kết.
Chiến tranh kinh tế chống Nga
Sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt của quân đội Nga nhằm phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moskva. Các biện pháp hạn chế chủ yếu nhằm vào lĩnh vực ngân hàng và chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghệ cao. Những lời kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga ngày càng lớn tiếng hơn. Tất cả những điều này đã trở thành các vấn đề khó khăn kinh tế đối với Mỹ và các nước châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.