Quần đảo Solomon: Thành công của Trung Quốc và thất bại trong ngoại giao của Australia
Việc ký kết thỏa thuận khung liên chính phủ với Trung Quốc về hợp tác an ninh là một sự kiện đối với Quần đảo Solomon. Thủ tướng Manasseh Sogaware gọi đây là một "vinh dự và đặc ân" đối với bản thân khi được công bố trước quốc hội vào thứ Tư tuần này.
Sputnik"Thỏa thuận trong bóng tối" của Trung Quốc
Trong khi đó, yêu cầu của Thủ tướng từ bục Quốc hội tới tất cả "láng giềng, bạn bè và đối tác" về việc tôn trọng lợi ích chủ quyền của quần đảo Solomon dường như đã không được lắng nghe. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ gọi thỏa thuận này là một ví dụ về "các thỏa thuận trong bóng tối" của Trung Quốc trong khu vực. Được dịch từ thuật ngữ ngoại giao, điều này đơn giản có nghĩa là Trung Quốc và Quần đảo Solomon, trước khi ký kết một thỏa thuận, rõ ràng phải tham khảo ý kiến hoặc thậm chí xin phép Hoa Kỳ. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với các thỏa thuận của Trung Quốc với các nước trong khu vực và trong các lĩnh vực như thủy sản, quản lý tài nguyên, hỗ trợ các dự án phát triển, theo tuyên bố của Mỹ.
Australia cũng vô cùng "thất vọng" vì Trung Quốc và quần đảo Solomon đã bỏ qua vấn đề này. Bộ trưởng Ngoại giao Australia Maris Payne, trong một tuyên bố đăng trên trang web của cơ quan này, đã nói lên quan ngại về sự "thiếu minh bạch" trong việc xây dựng thỏa thuận. Phía Australia cho rằng thỏa thuận này có khả năng đe dọa sự ổn định trong khu vực. Maris Payne kêu gọi Thủ tướng Quần đảo Solomon tham gia đối thoại và hợp tác trong khu vực trước khi chuyển sang hỗ trợ an ninh cho Trung Quốc. Nói cách khác, một kịch bản hành động về cơ bản được áp đặt lên một quốc gia có chủ quyền trong trường hợp đặt ra câu hỏi về
đảm bảo an ninh quốc gia của quốc gia đó. Không khó để đoán Úc sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Quần đảo Solomon nếu họ thấy phù hợp để viện dẫn thỏa thuận với Trung Quốc và chuyển sang việc được hỗ trợ an ninh.
29 Tháng Mười Một 2021, 21:56
Những nỗ lực của Mỹ và Australia nhằm cản trở thỏa thuận Quần đảo Solomon với Trung Quốc đã thất bại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin cho biết Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã ký một thỏa thuận khung về hợp tác an ninh. Ông cũng nhấn mạnh sự hợp tác giữa hai nước không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào.
Rõ ràng là Trung Quốc không chỉ đạt được thành công ngoại giao mới khi hợp tác với các nước Châu Đại Dương.
Mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực
Không phải ngẫu nhiên mà đại diện của Mỹ, Australia, Nhật Bản và New Zealand tại cuộc tham vấn của các "quan chức cấp cao" tổ chức ở Honolulu, Hawaii, bày tỏ quan ngại nghiêm túc về việc Trung Quốc ký thỏa thuận khung trong lĩnh vực an ninh với quần đảo Solomon. Theo họ, tài liệu bị cáo buộc mang lại "những rủi ro nghiêm trọng đối với sự tự do và cởi mở của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương."
Đng sau mong muốn thể hiện sức mạnh với Trung Quốc, thể hiện quan hệ đối tác và đoàn kết ngày càng tăng, người ta có thể thấy bất lực trong việc ngăn cản Trung Quốc, Artem Garin, chuyên gia của Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương nói với Sputnik:
“Các quốc gia Châu Đại Dương được “Bộ Tứ” coi như “vùng đệm”, như vậy, sẽ bảo vệ họ khỏi sự tấn công của kẻ thù tiềm tàng. Bây giờ Úc và Hoa Kỳ đang cố gắng cho thấy Trung Quốc được cho là một kẻ thù như vậy, một mối đe dọa như vậy. Trong khi đó, các nước Châu Đại Dương lại có quan điểm khác. Họ tin rằng mức độ ảnh hưởng kinh tế cao của Trung Quốc, sự tham gia linh hoạt của nước này vào các vấn đề khu vực không phải là mối đe dọa, mà là một lợi ích cho sự phát triển của họ. Thỏa thuận sẽ ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ khu vực, bởi vì các quốc gia châu Đại Dương tin rằng họ nên có quan hệ tốt với tất cả các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc. Ngoài ra còn có yêu cầu tăng cường quan hệ với Nga. Do đó, mối quan tâm của “Bộ Tứ” về thỏa thuận tất nhiên có liên quan đến sự bất lực của họ trong việc ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhật Bản lẽ ra có thể được “mời” hỗ trợ các đối tác khu vực về vấn đề quần đảo Solomon do gần đây nước này thường đóng vai trò là nước «truyền đạt” các lợi ích của Mỹ, bao gồm cả vấn đề Đài Loan”.
Theo chuyên gia Artem Garin, thỏa thuận giữa quần đảo Solomon với Trung Quốc đã giáng một đòn rất mạnh vào hình ảnh của Australia và liên minh chính phủ trước cuộc tổng tuyển cử vào cuối tháng 5:
“Thủ tướng Scott Morrison đã không thể thuyết phục Quần đảo Solomon không ký thỏa thuận với Trung Quốc, mặc dù những nỗ lực của ông ta được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Để làm điều này, ông liên tục thúc giục Quần đảo Solomon chú ý đến "gia đình Thái Bình Dương", hạn chế hoạt động ngoại giao của mình với Nam Thái Bình Dương. Ở quần đảo Solomon, điều này được coi là một sự xúc phạm, bởi vì trên thực tế đây là một áp lực không dấu diếm và quan điểm thuộc địa của Úc. Nhưng Quần đảo Solomon là một quốc gia độc lập, không phải thuộc địa Úc, và họ không cần thiết phải tham khảo ý kiến của Úc trước khi đàm phán bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc. Tất cả điều này sẽ có tác động tiêu cực đến đánh giá với Liên minh tự do của Scott Morrison trong các cuộc bầu cử. Điều này chắc chắn sẽ được đảng Lao động sử dụng để chứng tỏ thỏa thuận là một thất bại chính sách đối ngoại rất nghiêm trọng và tính toán sai lầm của Úc, vì Melanesia, như đã từng là khu vực "trách nhiệm", nhưng Úc không thể quản lý để giữ tình hình trong tầm kiểm soát”.
Hai quan chức cấp cao Mỹ dự kiến thăm quần đảo Solomon trong những ngày tới. Đó là Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về Khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Kurt Campbell và Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink. Họ được cho là sẽ đến quần đảo Solomon để ngăn cản việc ký kết thỏa thuận với Trung Quốc. Bây giờ các kế hoạch sẽ phải được xem xét theo thực tế, thậm chí có thể cố gắng để hủy bỏ thỏa thuận.
Giáo sư Zhao Shaofeng, Phó giám đốc thường trực của Trung tâm các Quốc đảo Thái Bình Dương tại Đại học Liaocheng, tin rằng những nỗ lực này sẽ làm hoen ố đáng kể danh tiếng của Hoa Kỳ.
Chiến lược của Mỹ trong khu vực đang chững lại
Chuyên gia Zhao Shaofeng tin rằng chiến lược của Mỹ ở khu vực này đang chùn bước - ảnh hưởng của họ suy giảm, và
Australia không đáp ứng cho hy vọng trong vài trò người bảo vệ trật tự của Mỹ ở Nam Thái Bình Dương.
Kurt Campbell và Daniel Kritenbrink cũng sẽ đến thăm Fiji và Papua New Guinea. Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, chuyến đi có mục đích tăng cường quan hệ đối tác của Hoa Kỳ vì sự thịnh vượng, an ninh và hòa bình ở các quần đảo Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đúng vậy, hiện tại vẫn chưa rõ các quan chức Mỹ sẽ tăng cường vai trò khu vực của Mỹ như thế nào sau khi thực tế thừa nhận thất bại của họ trong vấn đề thỏa thuận giữa Quần đảo Solomon và Trung Quốc. Đồng thời, khu vực không thể không thấy rằng Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, sử dụng thỏa thuận song phương này để tăng cường an ninh làm cái cớ, đang thực sự cố gắng tạo ra một điểm nóng mới căng thẳng trong khu vực.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.