Việt Nam nói phải “giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột”

Trong bối cảnh hệ thống lương thực thế giới “đang ngày càng bị thách thức” vì dịch bệnh Covid-19 và xung đột, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực để giải quyết nạn đói đe dọa hàng triệu người trên toàn cầu.
Sputnik
Việt Nam cũng nhấn mạnh quan điểm cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, tăng hỗ trợ nhân đạo, đồng thời, cam kết đóng góp vào nỗ lực chung giải quyết những thách thức về khủng hoảng lương thực.

Khủng hoảng lương thực đang là thách thức toàn cầu

Ngày 21/4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) vừa tiến hành họp theo thể thức Arria nhằm tìm giải pháp ứng phó với nguy cơ nạn đói toàn cầu và giải quyết xung đột dưới sự chủ trì của Ireland.
Họp theo thể thức Arria là một hình thức họp của Hội đồng Bảo an, thường được tổ chức với sự tham gia rộng rãi của các nước thành viên HĐBA và cả các nước không phải thành viên.
Chuyên gia cảnh báo về khủng hoảng lương thực toàn cầu do lệnh trừng phạt
Đây cũng là một hình thức họp không chính thức của Hội đồng Bảo an nhằm thảo luận về các vấn đề quan trọng, mới nổi, có sự tham gia của cả các tổ chức quốc tế/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan được bàn thảo tới.
Phát biểu tại cuộc họp theo thể thức Arria này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc có chung đánh giá với các báo cáo được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) hay Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) nêu ra rằng, hệ thống lương thực thế giới “đang ngày càng bị thách thức”.
Những thách thức có thể gây ra nạn đói toàn cầu hiện nay được nhận định là xung đột chính trị, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và thiên tai.
Tất cả những biến động mang quy mô toàn cầu này đều đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh lương thực của các quốc gia và tình hình xung đột ở châu Phi, châu Âu và châu Á.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã nêu bật lập trường của Việt Nam. Hà Nội kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực để giải quyết nạn đói do xung đột.
Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng đồng thời hoan nghênh những nỗ lực gần đây của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ, Chương trình Lương thực Thế giới, các đối tác nhân đạo hỗ trợ người dân tại nhiều địa bàn.

Giải quyết nguyên nhân gốc rễ xung đột

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cũng khuyến khích LHQ và các đối tác thúc đẩy các biện pháp xử lý vấn đề giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu gia tăng hiện nay, xử lý các thách thức trong từng tình huống cụ thể.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Tổng Thư ký LHQ António Guterres
Hà Nội lưu ý, các bên cần tăng cường thông tin, cập nhật về các khu vực nảy sinh hoặc có diễn biến phức tạp về mất an ninh lương thực để có thể nắm sát tình hình cũng như phương án ứng phó.
Đáng chú ý, tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhắc lại về trách nhiệm của các bên xung đột trong việc bảo đảm tôn trọng luật nhân đạo quốc tế.
Đại diện chính quyền Hà Nội khẳng định quan điểm không sử dụng việc bỏ đói làm công cụ phục vụ mục đích quân sự, như đã nêu tại Nghị quyết 2417 và Nghị quyết 2573 mà Việt Nam đã thúc đẩy với sự đồng bảo trợ của tất cả các nước thành viên HĐBA.
“Cần thúc đẩy hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực trong việc thúc đẩy giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột, qua đó giảm thiểu nguy cơ của nạn đói do xung đột”, Đại sứ Việt Nam nêu rõ.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ, ASEAN đã có những hợp tác cụ thể về bảo đảm an ninh lương thực trong những năm qua. Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc.
Hé lộ ‘bí mật’ về Đội công binh đầu tiên của Việt Nam tại LHQ
“Việt Nam coi an ninh lương thực là gốc của an ninh, ổn định, phát triển và sẽ tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các thách thức về an ninh lương thực”, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh.

“Họ đang chết đói”: Hãy cứu các nước nghèo hơn

Trước cuộc họp này, hôm 19/4, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 19/4 kêu gọi cần khẩn cấp khoảng 115,4 triệu USD để hỗ trợ nông dân và hộ gia đình nông thôn Ukraina dễ bị tổn thương đến hết tháng 12/2022.
Theo Liên Hợp Quốc, sẽ có khoảng 20 triệu người ở châu Phi đối mặt với nạn đói.
Tình trạng hạn hán kéo dài trong nhiều tháng qua đã phá hủy mùa màng ở Kenya, Somalia và Ethiopia, khiến khu vực này đứng trước bờ vực của một thảm họa nhân đạo.
Việt Nam tại LHQ: Hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững
Trong khi đó, theo công bố của các cơ quan LHQ, ở Somalia, có đến 6 triệu người, tương đương 40% dân số có nguy cơ đối mặt với nạn đói trong những tháng tới.
Ở Kenya, số lượng người cần hỗ trợ lương thực đã tăng gấp 4 lần trong vòng chưa đầy hai năm. Còn ở Ethiopia, tỷ lệ người bị suy dinh dưỡng cũng đã tăng trên ngưỡng khẩn cấp. Tất cả đều có nguy cơ bị nạn đói đe dọa. “Họ đang chết đói” khi tình hình thế giới ngày càng phức tạp và bất ổn.
LHQ cũng lưu ý rằng, tình hình trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột ở Ukraina góp phần làm tăng chi phí lương thực, nhiên liệu và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay.
Phiên họp về vấn đề an ninh lương thực của Hội đồng Bảo an hôm qua có sự tham dự của ông Máximo Torero Cullen, Trưởng bộ phận kinh tế, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), bà Margot Van Der Velden, Giám đốc phụ trách xử lý khủng hoảng, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), ông Michael Fakhri, Báo cáo viên đặc biệt LHQ về quyền lương thực.
Vì theo thể thức Arria, nên cuộc họp hôm qua cũng có đại diện của hơn 40 nước thành viên Liên Hợp Quốc tham dự và đóng góp ý kiến.
Do tác động kinh tế của cuộc xung đột ở Ukraina, FAO đang kêu gọi Quỹ tài trợ nhập khẩu lương thực toàn cầu FIFF để giúp các nước nghèo hơn ứng phó với tình trạng giá cả tăng cao hiện nay.
Tại cuộc họp, báo cáo của FAO, WFP và các bên đều bày tỏ quan ngại về việc số người bị ảnh hưởng bởi xung đột và mất an ninh lương thực đã gia tăng mạnh trong những năm gần đây, với trên 139 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trong năm 2021.
FAO cùng các tổ chức liên quan đều đánh giá hệ lụy của xung đột tại Ukraina đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống lương thực thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng bởi xung đột như Afghanistan, Syria, Yemen, Ethiopia, Somalia và Nam Sudan.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Việt Nam đã nói gì tại phiên họp khẩn mới nhất của Đại hội đồng LHQ?
Cũng như Việt Nam, nhiều nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường cam kết tài trợ cho các chương trình lương thực, cứu trợ nhân đạo.
Các bên kêu gọi các bên trong xung đột tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức nhân đạo tiếp cận người dân nhanh chóng, không bị cản trở.
Các ý kiến cũng nhấn mạnh rằng, phát triển bền vững, chấm dứt và giải quyết xung đột là giải pháp lâu dài, toàn diện để chấm dứt nạn đói trong xung đột.

“Đã đến lúc làm việc cùng nhau để chấm dứt nạn đói”

Tại cuộc họp này, xuất hiện một số kiến nghị kêu gọi Hội đồng Bảo an sớm thiết lập cơ chế Đặc phái viên của Tổng Thư ký về nạn đói và xung đột cũng như đề nghị Tổng Thư ký báo cáo định kỳ về chủ đề này.
Phát biểu bằng hình thức video trong Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ), Tổng Giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) hôm thứ Tư cho biết:
“Xung đột gây nhiều tác động đối với thị trường toàn cầu và an ninh lương thực”.
Ông Khuất cũng khẳng định, FIFF, sẽ bổ sung cho các cơ chế hiện có trong hệ thống thuộc LHQ, đồng thời, căn cứ vào nhu cầu cấp thiết và chỉ giới hạn ở các nước nhập khẩu thực phẩm ròng có thu nhập trung bình và thấp.
Gìn giữ hòa bình thế giới: Việt Nam sẵn sàng cử thêm lực lượng nếu LHQ yêu cầu
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo FAO, chương trình hỗ trợ lương thực cần được thiết kế để tăng khả năng phục hồi trong tương lai bằng cách yêu cầu những quốc gia đủ điều kiện cam kết đầu tư hỗ trợ nhiều hơn vào hệ thống cung ứng nông sản bền vững.
Thế nhưng, điều đáng nói là, hiện hai quốc gia đang xảy ra xung đột là Nga và Ukraine đều là những nhân tố cực kỳ quan trọng trên thị trường lương thực toàn cầu với gần 50 quốc gia khác đang phụ thuộc vào nhập khẩu lúa mì và ngũ cốc từ hai nước Đông Âu này.
“Bài học kinh nghiệm là chúng ta cần phải tăng sản lượng và năng suất sản xuất nông nghiệp trên thế giới một cách bền vững”, ông Khuất Đông Ngọc lưu ý và nhấn mạnh rằng, đã đến lúc phải làm việc cùng nhau để chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng trên thế giới.
Thảo luận