Iran liệt kê các vấn đề mà châu Âu sẽ phải đối mặt khi không có khí đốt của Nga

MOSKVA (Sputnik) - Việc từ chối nhập khẩu năng lượng của Nga có thể đe dọa các nước phương Tây với những hậu quả nghiêm trọng, một số nước trong số họ sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế, một bài báo trên ấn phẩm Donye-e Eqtesad của Iran viết.
Sputnik
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt tại Ukraina, các nước phương Tây đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này, đồng thời bày tỏ ý định từ chối nhiên liệu từ Matxcơva. Tuy nhiên, cho đến nay những kế hoạch này mới chỉ được thực hiện một phần bởi một số ít các quốc gia - Hoa Kỳ, Estonia, Latvia và Litva, tài liệu lưu ý. Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ, bày tỏ sự sẵn sàng tăng cường nhập khẩu nhiên liệu của Nga.
Ấn phẩm đã phân tích tình hình khí đốt ở một số nước châu Âu, đồng thời liệt kê những khó khăn mà họ sẽ gặp phải nếu quyết định ngừng mua khí đốt từ Nga.
Trước hết là Ý. Thị phần nguyên liệu thô của Nga ở Ý là khoảng 40%, và để thay thế các nguồn cung cấp này, nước cộng hòa này dự định nhập khẩu nhiên liệu từ Ai Cập và Algeria. Tình hình với các nước Baltic hiện vẫn chưa rõ ràng. Estonia, Latvia và Litva đã từ bỏ khí đốt của Nga, nhưng câu hỏi vẫn còn đó là kho chứa của Latvia còn bao nhiêu và đâu sẽ là giải pháp thay thế?
Macron: vấn đề cấm vận khí đốt Nga không bàn tới
Tiếp theo là Hoa Kỳ. Mỹ đã hoàn toàn ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, ngay cả khi thị phần nhiên liệu của Nga tương đối nhỏ, Mỹ cũng phải đối mặt với một số hậu quả mà ngay cả Tổng thống Joe Biden cũng phải thừa nhận. Hồi giữa tháng Ba, giá trung bình mỗi gallon xăng tại Hoa Kỳ lần đầu tiên trong 14 năm vượt quá mức giá bốn đô la.
Anh công bố kế hoạch giảm dần việc mua nhiên liệu từ Nga và "cam kết" từ bỏ dầu và than từ Nga vào cuối năm nay. Người dân của vương quốc này rất ngạc nhiên tại sao dù có Brexit nhưng quốc gia này vẫn tham gia vào chính sách của EU. Người Anh cũng chắc chắn rằng chính phủ phải bù đắp chi phí cho người dân.
Tuy nhiên, kẻ thua cuộc chính từ chính sách trừng phạt theo ấn phẩm của Iran là Đức, nước có ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng của Nga. Cần lưu ý rằng Berlin đã lên kế hoạch tăng cường mua nhiên liệu từ Matxcơva, chính vì mục đích này mà tuyến đường ống “Dòng chảy Bắc-2” đã được xây dựng, nhưng các cơ quan quản lý địa phương và châu Âu đã kiếm cớ để không cấp giấy phép khởi động đường ống dẫn khí này.
Chuyên gia kể nước nào ở châu Âu sẽ từ chối khí đốt của Nga đầu tiên
Thảo luận