WB: Quy mô thị trường Việt Nam không còn nằm trong nhóm Cận biên

Theo chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), quy mô thị trường của Việt Nam hiện tại đã trở nên quá lớn để tiếp tục đứng trong nhóm Thị trường Cận biên.
Sputnik
WB cho rằng, Việt Nam đang bắt kịp với các nước trong khu vực về quy mô thị trường. Điều này minh chứng cho những nỗ lực của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cho thị trường, với việc ban hành các chính sách, quy định và mở ra những diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức, cũng như tìm kiếm sự đồng thuận về phát triển thị trường.

Quy mô thị trường bắt kịp các nước trong khu vực

Chiều 22/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tại hội nghị, chuyên gia Zafer Mustafaeglu đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, Việt Nam đang bắt kịp với các nước trong khu vực về quy mô thị trường. Điều này minh chứng cho những nỗ lực liên tục của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cho thị trường, với việc ban hành các chính sách, quy định và tổ chức những diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức và đồng thuận về phát triển thị trường.
Thị trường trái phiếu cần khuôn khổ để phát triển lành mạnh
Việt Nam hướng đến việc trở thành quốc gia thu nhập trung bình ngưỡng cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Do đó, kỳ vọng chất lượng và chiều sâu của khu vực tài chính đất nước ít nhất cũng phải ngang bằng với các quốc gia so sánh.
Theo ông Mustafaeglu, quy mô thị trường của Việt Nam đã trở nên quá lớn để ở lại nhóm Thị trường Cận biên. Thị trường cổ phiếu của Việt Nam đã có trọng số trên 30% trong Chỉ số Thị trường Cận biên Toàn cầu của MSCI. Đây là trọng số lớn nhất, theo sau là Maroc với 10%.
"Việt Nam giống như võ sĩ hạng trung nhưng vẫn đang tham gia thi đấu trong nhóm hạng nhẹ", ông Zafer Mustafaeglu ví von.

Học hỏi từ sai sót

Chuyên gia WB cũng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực nâng cấp thành Thị trường Mới nổi. Điều này vừa góp phần cải thiện chất lượng, vừa thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế thứ hạng cao đến Việt Nam.
Đối với thị trường cổ phiếu, việc nâng cấp thành Thị trường Mới nổi có thể đem lại thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp mới cho Việt Nam. Và chỉ tính riêng trong năm đầu tiên, Việt Nam có thể tiếp nhận thêm từ 2-5 tỷ USD.
Việt Nam không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế
Ông Mustafaeglu cho rằng, để đạt được kết quả này, Việt Nam cần có nền tảng vững chắc để thị trường hoạt động hiệu quả.
Theo đó, đại diện WB giới thiệu khái niệm "6 chữ I". Đó là 6 yếu tố của nền tảng thị trường cần được lưu tâm chú ý.
6 yếu tố đó bao gồm thứ nhất là Thể chế (Institution), Hạ tầng (Infrastructure), Bên phát hành (Issuer), Nhà đầu tư (Investment), Tổ chức Trung gian (Intermediary) và Công cụ (Instrument).
WB cũng lưu ý rằng thị trường Việt Nam còn tương đối non trẻ trước những nhiễu loạn trên thị trường hiện nay. Vì vậy, sai sót xảy ra là hoàn toàn có thể. Điều quan trọng nhất là cách thức học hỏi từ sai sót, chứ không nên đóng cửa chỉ vì có một vài thành viên xấu, cũng không nên phản ứng quá mức gây hạn chế cho sự phát triển trong dài hạn.
Chuyên gia WB cũng khuyến nghị Việt Nam nên cam kết đẩy nhanh lộ trình nâng cấp thành Thị trường Mới nổi. Việt Nam cần mở hơn nữa với các nhà đầu tư gián tiếp trên quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng thị trường. Các thông tin đưa ra phải kịp thời, đáng tin cậy và dễ tiếp cận hơn.
Thị trường ô tô Việt: Làn sóng xe tăng giá, khan hàng, bán kiểu ‘bia kèm lạc’
Đồng thời, Việt Nam cũng nên xem xét đưa ra các biện pháp làm tăng nguồn cung chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài. Khi thị trường trở nên sâu hơn, đa dạng hơn, cơ hội thao túng và trục lợi sẽ giảm đi
Chuyên gia WB cũng bày tỏ hoan nghênh những diễn đàn như sự kiện quan trọng này, với mục tiêu tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cả trong ngắn và trung hạn. Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị Chính phủ tổ chức diễn đàn này một cách định kỳ, chẳng hạn 2 năm/lần hoặc hàng năm.
Nhóm WB cam kết sẽ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn của Việt Nam, đồng hành cùng Việt Nam trên con đường hướng tới mục tiêu đã vạch ra. Các chuyên gia sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn trên toàn cầu với những điều chỉnh cụ thể phù hợp với tình hình Việt Nam.
Thảo luận