Nhưng ngay từ trước đó, một số nghị sĩ trong Duma Quốc gia Nga cũng đã nêu ý tưởng tương tự.
Những tuyên bố này đã gây tiếng vang cộng hưởng rộng rãi
trong xã hội Nga. Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo sợ rằng những học sinh nhỏ tuổi nhất sẽ phải gánh thêm khối lượng bài vở lớn hơn. Còn các giáo viên tỏ ra lúng túng trước câu hỏi, làm sao mà những đứa trẻ 6-7 tuổi có thể hiểu được lịch sử? Học theo sách giáo khoa nào đây, nếu như hiện vẫn không có?
Bộ trưởng Kravtsov nhanh chóng đính chính, ông tuyên bố rằng chuyện ở đây không phải là những giờ học bổ sung về lịch sử, mà là cuộc thảo luận «về lịch sử của một vùng, lịch sử của quê hương gần gũi» của học trò trong khuôn khổ môn học chuyên đề «Thế giới xung quanh».
Dù giáo dục lịch sử ở các lớp tiểu học của nhà trường Nga sẽ có hình thức như thế nào chăng nữa, mục tiêu chính vẫn là phục vụ nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong lớp trẻ.
Thêm sự đổi mới nữa trong các trường phổ thông ở Nga cần phục vụ cho sự nghiệp giáo dục lòng yêu nước: đó là đề xuất để tuần lễ học tập ở mỗi trường bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và hát quốc ca Nga. Ở một số vùng của
nước Nga đã thực hiện việc này.
Trong khi ở Nga đề xuất dạy môn Lịch sử từ lớp I thì ở Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên bố rằng từ năm học 2022-2023, Lịch sử sẽ không còn là môn học bắt buộc đối với học sinh phổ thông. Môn Sử chuyển sang loại tự chọn, vì theo quan điểm của Bộ chủ quản, học sinh các lớp cuối cấp ở trường trung học cần tập trung nhiều hơn vào khâu hướng nghiệp chuyên môn cho tương lai.
Chuyên gia Piotr Tsvetov chia sẻ: Là người được đào tạo chuyên môn về Lịch sử, tôi không hiểu là kiến thức lịch sử có thể gây cản trở gì cho một chuyên gia tương lai? Xét cho cùng, không ngẫu nhiên mà lịch sử thường được gọi là «Mẹ của các khoa học», vì trong bất kỳ ngành nghề nào lịch sử cũng cho phép nhận thức được con đường mà thế hệ trước đã trải qua, và giúp không lặp lại sai lầm. Quả là nhiều người chẳng mấy tin vào những bài học lịch sử. Nhưng về chuyện này sử gia Nga lỗi lạc Vasily Klyuchevsky (1841-1911) đã viết rằng «lịch sử không dạy gì, nhưng trừng phạt nghiêm khắc vì không hiểu bài học».
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của lịch sử như một bộ môn giáo dục, cụ thể là giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Một bác học vĩ đại khác của nước Nga
là Mikhail Lomonosov (1711 - 1765) đã vững tin khẳng định rằng:
Ở Việt Nam, kể từ thời điểm thành lập đảng Cộng sản, lịch sử đã thực hiện cả hai chức năng: vừa là chìa khóa để hiểu các tiến trình xã hội, vừa là vũ khí giáo dục lòng yêu nước. Hoàn toàn không ngẫu nhiên mà trước ngưỡng Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết diễn ca «Lịch sử Việt Nam» bằng thơ để quần chúng nhân dân hiểu biết và yêu quý lịch sử đất nước mình hơn. Những người cộng sản Việt Nam lỗi lạc thuộc thế hệ tiên phong như Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn đã trở thành những học giả kiệt xuất, coi công việc viết lịch sử dân tộc là công cụ quan trọng để bồi dưỡng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Ngày nay, ý nghĩa quan trọng của kiến thức lịch sử không hề suy giảm. Ở Nga, hiện đang trải qua giai đoạn khó khăn, hứng chịu sự tấn công từ nước ngoài, chủ nghĩa yêu nước vẫn được yêu cầu hơn bao giờ hết. Và
lịch sử nước Nga giờ đây không chỉ được giảng dạy trong các trường đại học xã hội nhân văn, mà còn được dạy cả trong các trường kỹ thuật, ví dụ như tại Học viện Dầu khí Gubkin hay Học viện Giao thông vận tải (trước đây gọi là trường MIIT).