Theo ông, việc Mỹ cung cấp cho Kiev lô vũ khí trị giá 800 triệu USD “không có tác dụng thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao”.
“Chúng tôi có gửi công hàm không ư, có, chúng tôi nhấn mạnh lập trường không thể chấp nhận được việc Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho Ukraina, chúng tôi yêu cầu chấm dứt hoạt động này”, - nhà ngoại giao nhấn mạnh.
Viện trợ quân sự cho Ukraina
Ngày 20/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo việc các nước NATO sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev. Cùng ngày, Bloomberg đưa tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phân bổ thêm 800 triệu USD để vũ trang và hỗ trợ Ukraina.
Ngày 22/4, ông Duleep Singh, Phó Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ cho biết nước này sẽ tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho Kiev, điều chỉnh sự hỗ trợ đó phù hợp với nhu cầu cụ thể của Ukraina trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt của Nga. Theo ông, Washington sẽ làm tất cả vì Kiev, chỉ ngoại trừ việc đụng độ trực tiếp với Nga.
Ngày 12/4 tờ The Washington Post đưa tin Mỹ sẵn sàng gia tăng danh mục vũ khí cung cấp cho Kiev. Theo tờ báo, Lầu Năm Góc có ý định chuyển giao cho Ukraina cả xe địa hình bọc thép Humvee, trực thăng Mi-17, máy bay không người lái bảo vệ bờ biển, trang phục bảo hộ chống bức xạ, hóa học và sinh học.
Ngày 5/3, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi Liên minh châu Âu và NATO chấm dứt việc bơm vũ khí cho Ukraina.