"Nếu cả hai bên tiếp tục cứng rắn, cả châu Âu có thể trở thành bãi chiến trường, dẫn đến thảm họa lớn cho toàn thể các nước châu Âu và thế giới", - chuyên gia quân sự Tống Trọng Bình nhận định.
Hoa Kỳ thực tế đã biến Ukraina thành thành viên NATO
"Chưa bao giờ có quốc gia thành viên nào trong NATO lại nhận được nhiều sự ủng hộ đến thế từ Hoa Kỳ và các thành viên khác trong liên minh như Ukraina, đặc biệt trong vấn đề vũ khí", - ông Tống nói.
Còn ông Trương Hoành chuyên gia về Đông Âu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc thì nhấn mạnh rằng hành động của các nước phương Tây - bơm vũ khí cho Ukraina - nhằm kéo dài hành động thù địch với Nga có thể dẫn đến «những hậu quả không thể tưởng tượng».
"Hẳn là khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân luôn tồn tại nhưng bây giờ nguy cơ này đang gia tăng", - ông Trương nói.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố, nguy cơ chiến tranh hạt nhân là có thật và cảnh báo không nên đánh giá thấp hiểm hoạ này.
Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24 tháng 2
Tổng thống Vladimir Putin nêu mục tiêu của chiến dịch là «bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev hành hạ và diệt chủng trong suốt 8 năm».
Dành cho điều này, theo lời ông Putin, có kế hoạch thực hiện «phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina», để đưa ra trước công lý tất cả các tội phạm chiến tranh phải chịu trách nhiệm về «tội ác đẫm máu chống dân thường» ở Donbass.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, Lực lượng vũ trang chỉ giáng đòn tấn công vào các chủ thể hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, và tính đến ngày 25 tháng 3 đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn đầu là làm giảm đáng kể tiềm lực chiến đấu của Ukraina. Cơ quan quân sự Nga chỉ ra mục tiêu chính là giải phóng Donbass.