Nỗ lực của TP.HCM trong việc bảo vệ trẻ em bị tác động bởi Covid-19

HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 27/4, hội nghị triển khai dự án 'Ứng phó khẩn cấp giảm tác động của đại dịch Covid-19 tại các tỉnh phía nam Việt Nam' được diễn ra tại TP.HCM.
Sputnik
Sáng nay, tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị triển khai dự án 'Ứng phó khẩn cấp giảm tác động của đại dịch Covid-19 tại các tỉnh phía nam Việt Nam' với mục tiêu hỗ trợ trẻ em và gia đình khắc phục ảnh hưởng bởi Covid-19.
Dự án do UBND TP.HCM là cơ quan chủ quản, Hội bảo vệ trẻ em TP.HCM làm chủ dự án và Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tại Việt Nam (tổ chức Save the Children - SCI) tài trợ với tổng kinh phí hơn 8,9 tỉ đồng sẽ được triển khai thực hiện từ nay cho tới tháng 11/2022.
Đại dịch COVID-19
Việt Nam muốn coi COVID-19 là bệnh thông thường, WHO lên tiếng
Với mục tiêu 600 trẻ em và gia đình được hưởng lợi trực tiếp thông qua các hoạt động gồm: hỗ trợ lương thực, thực phẩm và sinh kế cho trẻ và gia đình có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ phương tiện học tập (máy tính, xe đạp...) cho trẻ; hỗ trợ bảo vệ trẻ em bị tác động bởi dịch Covid-19 trong tình trạng khẩn cấp…
Theo bà Mai Thị Ngọc Mai, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, phát biểu tại hội nghị cho biết trong giai đoạn hiện nay, cần có các chương trình can thiệp và trợ giúp toàn diện theo đúng nhu cầu thực tế của các bé để có thể giảm thiểu sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Nga, Ủy viên chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM, cho biết là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19, TP.HCM đã và đang có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19, tuy nhiêu, sự chung tay, góp sức của xã hội vẫn vô cùng cần thiết.
Tại TP.HCM, dự án được triển khai trên địa bàn quận: Tân Bình, Bình Tân và Tân Phú, đồng thời hỗ trợ cho 300 trẻ em và gia đình tại tỉnh Bình Dương.
Úc cam kết hỗ trợ Việt Nam 12,8 triệu liều vaccine cho trẻ em từ 5-12 tuổi

Những hệ luỵ trẻ em đang phải đối mặt do Covid-19

Theo thông tin tại hội nghị, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hay gia đình làm trong khu vực kinh tế phi chính thức (bán hàng rong, buôn bán nhỏ...) chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Chỉ riêng TP.HCM đã có trên 2.200 trẻ em mồ côi cha, mẹ ở đợt dịch Covid-19 bùng phát lần 4. Bên cạnh đó, việc học tập của trẻ cũng bị cản trở do gian cách xã hội, bắt buộc trẻ phải học qua các kênh trực tuyến. Tuy nhiên, thiết bị học trực tuyến và internet lại vô hình chung trở thành một rào cản lớn đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra, hội nghị cũng đề cập tới vấn đề bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em, nguy cơ bỏ học, cũng như lao động trẻ em đang có chiều hướng gia tăng.
Thảo luận