Bốn kịch bản thành công
Tình hình mới trên thế giới
“Tôi đồng ý với nhận định rằng, Việt Nam có thể được hưởng lợi nhiều nhất, vì đây là quốc gia vẫn còn tụt hậu so với đại đa số các nước tham gia RCEP và có nhiều tiềm năng để tăng sản xuất và ngoại thương, tái cơ cấu nền kinh tế để quốc gia này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đã sẵn sàng và có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ này, chứng tỏ về điều đó là những kinh nghiệm của Việt Nam trong WTO và trong một số lượng lớn các hiệp định thương mại tự do (FTA). Rõ ràng là tại sao theo kịch bản thứ nhất của Ngân hàng Thế giới, tác động đến nền kinh tế Việt Nam là không đáng kể, bởi vì Việt Nam chỉ thực hiện cắt giảm thuế quan, với mức tăng thu nhập gần bằng 0 và thậm chí một số chỉ số được dự đoán sẽ giảm: nhờ các hiệp định FTA trước đây mà Việt Nam tham gia, thuế quan đã được giảm và tác động của việc giảm thêm không quá một phần trăm sẽ không đáng kể. Các biện pháp phi thuế quan là một vấn đề khác: các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu hàng hóa, giá hàng hóa nhập khẩu tối thiểu, và các yêu cầu về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nhưng, như kinh nghiệm của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc cho thấy, Việt Nam có thể gặp những khó khăn nhất định trong việc triển khai các biện pháp này”.
“Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới vẽ ra những triển vọng tươi sáng cho Việt Nam. Nhưng, điều mà họ không đề cập là tầng lớp trung lưu ngày càng tăng đồng nghĩa với việc tăng lương, giá cả hàng hóa và dịch vụ đều tăng, có nghĩa là Việt Nam đang nhanh chóng tiếp cận bẫy thu nhập trung bình, và theo tôi, Việt Nam đang đứng bên rìa cái bẫy đó. Bẫy thu nhập trung bình là gì? Tăng tiền lương sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa sẽ kéo theo giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng và chi phí sản xuất tăng, kết quả là Việt Nam sẽ mất đi một trong những lợi thế cạnh tranh chính – khả năng thu hút các nhà đầu tư từ phương Tây và phương Đông, vốn đầu tư sẽ bắt đầu rời Việt Nam đến các nước “rẻ hơn”. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang ở giai đoạn đầu của một chu kỳ sản xuất và kinh tế mới, đất nước này phải tăng trưởng trong nhiều năm để đạt được hiệu quả kinh tế cao”, - nhà khoa học Nga nhận xét.