Tác động của RCEP đối với Việt Nam: con đường dẫn đến sự thịnh vượng hay là một cái bẫy?

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaQuốc kỳ Việt Nam, chợ ở Hà Nội.
Quốc kỳ Việt Nam, chợ ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2022
Đăng ký
Gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo mới phân tích những cơ hội và thách thức của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến nền kinh tế của các quốc gia thành viên. Theo các chuyên gia WB, Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP.

Bốn kịch bản thành công

Xin nhắc lại rằng, thỏa thuận về việc thành lập khu thương mại tự do lớn nhất thế giới này đã được ký kết tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2021 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm nay. RCEP bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand). 15 quốc gia này chiếm gần một phần ba GDP cũng như dân số toàn cầu và một phần tư thương mại hàng hóa toàn cầu.
Trong báo cáo mới này, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đưa ra 4 kịch bản cho các hoạt động RCEP. Kịch bản thứ nhất chỉ liên quan đến việc cắt giảm thuế quan, kịch bản thứ hai bao gồm việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan và tăng trưởng chung của nền kinh tế. Theo kịch bản thứ nhất, trong giai đoạn năm 2020-2035, Việt Nam sẽ giảm mức áp thuế nhập khẩu trung bình từ 0,8% xuống 0,2%, trong khi được hưởng mức thuế xuất khẩu giảm từ 0,6% xuống 0,1%. Theo kịch bản này, tăng trưởng thu nhập của Việt Nam gần bằng 0 và xuất khẩu và nhập khẩu thậm chí còn giảm. Theo kịch bản thứ tư là kịch bản lạc quan nhất, khi tận dụng được mọi lợi ích, Việt Nam sẽ có mức thu nhập cao nhất trong số các nước thành viên RCEP. Mức thu nhập của Việt Nam tăng 4,9% so với ngưỡng cơ bản, cao hơn các nước khác có thu nhập tăng chỉ khoảng 2,5%. Tất cả các nước thành viên RCEP đều sẽ chứng kiến xuất khẩu và nhập khẩu tăng, trong đó Việt Nam dự kiến đạt mức tăng xuất khẩu cao nhất với 11,4% (đặc biệt là xuất khẩu thiết bị điện, máy móc, hàng dệt và quần áo). Tương tự, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng đáng kể, ở mức 9,2%. Một yếu tố quan trọng là quy tắc xuất xứ của hàng hóa được sử dụng để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA. Doanh nghiệp sẽ có thể sản xuất các sản phẩm của mình bằng cách nhận nguyên liệu thô từ các nước thành viên RCEP và bán chúng cho các thành viên RCEP với mức thuế giảm và chi phí thấp hơn. Báo cáo dự đoán tăng lương cho lao động Việt Nam cả nam và nữ nhanh hơn so với các thành viên khác, sự gia tăng tầng lớp trung lưu. Báo cáo của WB nói thêm rằng, việc đơn giản hóa các thủ tục như hải quan và quy tắc xuất xứ sẽ giúp giảm bớt tình trạng quan liêu, cho phép nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia.
IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
IMF: Tình hình thế giới ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Các nhà phân tích cho rằng, vấn đề chính của Việt Nam là ở chỗ: các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh cao không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, mà còn trong lĩnh vực dịch vụ.

Tình hình mới trên thế giới

Giáo sư Vladimir Mazyrin, chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của IFES RAS, không mấy lạc quan về triển vọng mà Ngân hàng Thế giới đưa ra.

“Tôi đồng ý với nhận định rằng, Việt Nam có thể được hưởng lợi nhiều nhất, vì đây là quốc gia vẫn còn tụt hậu so với đại đa số các nước tham gia RCEP và có nhiều tiềm năng để tăng sản xuất và ngoại thương, tái cơ cấu nền kinh tế để quốc gia này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đã sẵn sàng và có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ này, chứng tỏ về điều đó là những kinh nghiệm của Việt Nam trong WTO và trong một số lượng lớn các hiệp định thương mại tự do (FTA). Rõ ràng là tại sao theo kịch bản thứ nhất của Ngân hàng Thế giới, tác động đến nền kinh tế Việt Nam là không đáng kể, bởi vì Việt Nam chỉ thực hiện cắt giảm thuế quan, với mức tăng thu nhập gần bằng 0 và thậm chí một số chỉ số được dự đoán sẽ giảm: nhờ các hiệp định FTA trước đây mà Việt Nam tham gia, thuế quan đã được giảm và tác động của việc giảm thêm không quá một phần trăm sẽ không đáng kể. Các biện pháp phi thuế quan là một vấn đề khác: các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu hàng hóa, giá hàng hóa nhập khẩu tối thiểu, và các yêu cầu về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nhưng, như kinh nghiệm của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc cho thấy, Việt Nam có thể gặp những khó khăn nhất định trong việc triển khai các biện pháp này”.

Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
Việt Nam và ASEAN chọn Hoa Kỳ dù thừa nhận thế lực của Trung Quốc
Giáo sư Mazyrin nói tiếp, bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã được chuẩn bị trong tình hình yên tĩnh. Hiện nay, do các lệnh trừng phạt chống Nga, mọi thứ đã thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu: giá hàng hóa tăng cao, dịch vụ hậu cần gặp vấn đề và ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Nga đã ngừng xuất khẩu các vật liệu quan trọng nhất để sản xuất vi điện tử, và thế giới đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực. Hậu quả của mọi thứ đang diễn ra thật khó lường, nên không thể nói về việc giá nhiều loại hàng hóa sẽ giảm đáng kể nhờ các biện pháp phi thuế quan, như được ghi trong các kịch bản thứ 2, 3 và 4 của Ngân hàng Thế giới.

“Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới vẽ ra những triển vọng tươi sáng cho Việt Nam. Nhưng, điều mà họ không đề cập là tầng lớp trung lưu ngày càng tăng đồng nghĩa với việc tăng lương, giá cả hàng hóa và dịch vụ đều tăng, có nghĩa là Việt Nam đang nhanh chóng tiếp cận bẫy thu nhập trung bình, và theo tôi, Việt Nam đang đứng bên rìa cái bẫy đó. Bẫy thu nhập trung bình là gì? Tăng tiền lương sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa sẽ kéo theo giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng và chi phí sản xuất tăng, kết quả là Việt Nam sẽ mất đi một trong những lợi thế cạnh tranh chính – khả năng thu hút các nhà đầu tư từ phương Tây và phương Đông, vốn đầu tư sẽ bắt đầu rời Việt Nam đến các nước “rẻ hơn”. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang ở giai đoạn đầu của một chu kỳ sản xuất và kinh tế mới, đất nước này phải tăng trưởng trong nhiều năm để đạt được hiệu quả kinh tế cao”, - nhà khoa học Nga nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала