Tình hình ở Ukraina tác động thuận hay nghịch chiều đến thu hút FDI của Việt Nam?

Về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, gần 11 tỷ đô la vốn FDI đã đượt rót vào 18 ngành trong số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Sputnik
4 tháng vừa qua, vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng mạnh, trong đó, có một số dự án lớn đáng chú ý của VinFast, Vingroup.
Về xu hướng chuyển dịch FDI vào Việt Nam trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraina, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, thu hút đầu tư nước ngoài của đất nước có thể được hưởng lợi từ dòng vốn chuyển dịch, tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ràng.

Gần 11 tỷ USD FDI rót vào Việt Nam 4 tháng đầu năm

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có gần 11 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào Việt Nam 4 tháng đầu năm nay.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 10,8 tỷ USD, bằng 88,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Bất ngờ lớn về FDI của Việt Nam
Cụ thể, có 454 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 0,7% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 3,7 tỷ USD (giảm 56,3% so với cùng kỳ).
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, có 323 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 22,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 5,29 tỷ USD (tăng 92,5% so với cùng kỳ); có 1.026 lượt góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (bằng 89,1% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên gần 1,83 tỷ USD (tăng 74,5 so với cùng kỳ).
Đặc biệt, nhìn vào số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, có thể thấy, ngoài dự án cấp mới 1,32 tỷ USD của LEGO Đan Mạch, hầu hết các dự án quy mô lớn được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư trong 4 tháng qua đều là dự án tăng vốn.
Trong đó, đáng chú ý có Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (Singapore), tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Hàn Quốc), tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD; và Dự án tăng vốn thêm 306 triệu USD của Goertek (Hong Kong).
Các dự án quy mô lớn này đã góp phần quan trọng đẩy vốn đầu tư tăng thêm tăng mạnh. Điều này, đã cho thấy niềm tin và kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài đối với tiềm năng của thị trường Việt Nam, theo Cục Đầu tư nước ngoài.
Singapore dẫn đầu các quốc gia rót FDI vào Việt Nam
Thêm một đặc điểm nữa, dù vốn đầu tư cấp mới giảm khá mạnh đã làm giảm tổng vốn đầu tư trong 4 tháng (giảm 11,7%), song số lượng dự án đầu tư mới trong cả 4 tháng đầu năm vẫn tăng nhẹ (0,7%).
Theo Cục, việc giảm vốn đầu tư đăng ký so với các tháng đầu năm 2022 chủ yếu là do không có nhiều các dự án quy mô vốn lớn như các tháng cùng kỳ 2021.
Tuy nhiên, ngoài số lượng dự án mới, số lượt góp vốn, mua cổ phần giảm nhẹ so với tháng 3/2022 thì đều tăng hơn so với các tháng 1 và 2 năm 2022. Riêng số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn đang có xu hướng tăng đều trong các tháng đầu năm

Singapore đang dẫn đầu vốn FDI vào Việt Nam

Đã có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022.
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 3,1 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 35,8% so với cùng kỳ 2021.
FDI Việt Nam 2022: Tiền đến, tiền đi đều có thể lạc quan
Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 1,82 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư, tăng 53,9% so với cùng kỳ.
Với dự án Lego có quy mô lớn (tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD), Đan Mạch tiếp tục đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư.
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhất trong 4 tháng năm 2022 (chiếm 18,7% số dự án mới, 33,7% số lượt điều chỉnh và 37,3% số lượt GVMCP).
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 6,2 tỷ USD, chiếm 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,8 tỷ USD, chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 667,8 triệu USD và gần 357,5 triệu USD.
Xét về số lượng dự án mới thì theo Cục Đầu tư nước ngoài, bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 28,6%, 25,8% và 18,1% tổng số dự án.
Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,35 tỷ USD, chiếm 21,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 4,9 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 1,57 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng vốn. Thành phố Hồ Chí Minh vượt lên xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,28 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021.
FDI: Có lý do để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền vào Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng tiếp tục tăng trong 4 tháng đầu năm 2022.
Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt gần 91,14 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt trên 90,36 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ, chiếm 73,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 80,39 tỷ USD, tăng 18,7% so cùng kỳ và chiếm 65,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2022, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 10,75 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 10 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu trên 9,79 tỷ USD.

Xung đột Nga – Ukraina tác động như thế nào đến vốn FDI vào Việt Nam?

Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho rằng, cuộc xung đột Nga - Ukraina không có tác động trực tiếp đáng kể đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải, do đầu tư của Nga và Ukraina chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào Việt Nam (chiếm 0,23% tổng vốn đầu tư) nên tác động không lớn.
FDI đổ vào Việt Nam khởi sắc, người Việt tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, cuộc xung đột có thể dẫn đến xu hướng chuyển dịch đầu tư ra khỏi Nga và Ukraina sang các nước châu Á.
Trong đó, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư dịch chuyển này.
“Tuy nhiên, hiện nay xu hướng này vẫn chưa rõ ràng”, theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài.
Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, việc mở cửa các đường bay quốc tế từ ngày 15/3 sẽ tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư trong thời gian tới.
“Dù có những tác động bất lợi từ đại dịch Covid-19, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào nền kinh tế, vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng đầu tư hiện hữu”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
Ngược lại với vốn đăng ký giảm, Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài trong 4 tháng qua ước đạt 5,92 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là xu hướng rất tích cực.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, với sự trợ giúp liên tục và hiệu quả của Chính phủ và các cơ quan chức năng, cùng với nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp vượt qua đại dịch và thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt trên 327,72 triệu USD, bằng 60% với cùng kỳ.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, có 34 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt trên 285,8 triệu USD, bằng 2 lần so với cùng kỳ.
Các “ông lớn” FDI như Apple, Intel, Foxconn muốn mở rộng sản xuất ở Việt Nam
Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án trên 34,68 triệu USD.
Có 9 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm trên 41,9 triệu USD, bằng 10,4% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh do trong 4 tháng đầu năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn như dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD, dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và 1 dự án của VinFast tại Đức tăng 32 triệu USD (nếu không kể trường hợp giảm vốn hơn 30 triệu USD trong tháng 4/2021 thì riêng 3 trường hợp này đã chiếm tới 94,1% tổng vốn điều chỉnh của 4 tháng năm 2021).
Thống kê cho thấy, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 11 ngành. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 8 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư trên 204,39 triệu USD, chiếm gần 62,4% tổng vốn đầu tư.
Ngành khai khoáng đứng thứ hai với 1 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư 33,54 triệu USD, chiếm 10,2%, tiếp theo là các ngành tài chính ngân hàng, bán buôn, bán lẻ; thông tin truyền thông.
Có 16 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022.
Dẫn đầu là Lào với 1 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 64,51 triệu USD, chiếm 19,7% tổng vốn đầu tư.
FDI vào Việt Nam, gió đã đổi chiều?
Đứng thứ hai là Singapore với tổng vốn đầu tư trên 35,9 triệu USD, chiếm gần 11% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan.
Lũy kế đến ngày 20/4/2022, Việt Nam đã có 1.549 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 21,55 tỷ USD.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,3%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,8%).
Trong các quốc gia nhận đầu tư của Việt Nam, thì nhiều nhất vẫn là Lào (chiếm 24,8%) sau đó là Campuchia (13,6%), Venezuela (8,5%)…
Thảo luận