Những biến chuyển nào đã tác động đến Ấn Độ?
“Khi Nga bất ngờ phát động “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraina, không ít quốc gia đã phản ứng với Nga một cách tiêu cực. Bởi một lẽ đơn giản là khi chiến sự đột ngột nổ ra, thiên hạ thường cho rằng bên nổ súng trước là bên gây chiến. Và một phản ứng tự nhiên của họ là “lên án bên gây chiến”, - Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
“Ấn Độ tuy là thành viên của nhóm Bộ tứ QUAD nhưng vẫn có quan điểm riêng trên cơ sở lợi ích riêng và tiềm lực mạnh mẽ của mình. Cũng như Trung Quốc, Ấn Độ là một trong những khách hàng lớn nhất của Liên bang Nga về năng lượng dầu mỏ, khí đốt cũng như vũ khí, khí tài quân sự. Trong cuộc đối đầu với Pakistan là “đối tác hai mang” của Mỹ, Ấn Độ phải dựa vào vũ khí, khí tài nhập khẩu từ Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay để đối phó lại với quân đội Pakistan chủ yếu được trang bị bằng vũ khí, khí tài Mỹ và phương Tây”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh với Sputnik.
Mưu toan lôi kéo để thành lập một mặt trận toàn cầu chống Nga của Mỹ đã thất bại
“Ấn Độ từ chối tiếp nhận các chuyến bay hỗ trợ nhân đạo vì họ nghi ngờ rằng đó là sự “ngụy trang” cho việc vận chuyển “hàng nóng” của Mỹ và đồng minh cho Kiev. Tokyo giải thích sự từ chối của Ấn Độ là do "thiếu sự phối hợp”. Sự giải thích này thật buồn cười, vì Ấn Độ là thành viên của “Bộ tứ kim cương” QUAD cùng với Mỹ và Nhật Bản. Cần lưu ý rằng, Ấn Độ và Trung Quốc từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.