https://kevesko.vn/20220428/vien-tro-nhan-dao-hay-hang-nong-14967298.html
Viện trợ nhân đạo hay “hàng nóng”?
Viện trợ nhân đạo hay “hàng nóng”?
Sputnik Việt Nam
Việc Ấn Độ, thành viên của “Bộ tứ kim cương” QUAD (bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc) từ chối tiếp nhận máy bay vận tải quân sự của Nhật Bản quá cảnh tại các... 28.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-28T13:57+0700
2022-04-28T13:57+0700
2022-04-28T13:58+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/69/43/694389_0:131:2501:1537_1920x0_80_0_0_cf4b9488a749c4fcfeb44ec5b2152859.jpg
Ấn Độ từ chối tiếp nhận máy bay vận tải quân sự của Nhật Bản được cho là chở hàng “viện trợ nhân đạo cho Ukraina” quá cảnh tại các sân bay của Ấn Độ.Trước đó, Ấn Độ đã không phản đối điều này. Vậy vì sao ngày 20/4 Ấn Độ lại từ chối?Những biến chuyển nào đã tác động đến Ấn Độ?Theo một số nhà bình luận chính trị quốc tế Việt Nam, động thái của Ấn Độ phản ánh một quy luật tất yếu: “Nhận thức là một quá trình”.Tuy nhiên, khi cuộc chiến kéo dài hơn và với cách tiến hành các biện pháp “tiễu phỉ”, nghĩa là tách người dân vô tội ra khỏi bọn tội phạm để tác chiến ở Ukraina, quân đội Nga đã cho thế giới thấy rõ ý nghĩa thật sự của những hành động quân sự của họ. Ngay cả khi Mỹ và NATO dùng chiến thuật “bịt miệng đối phương lại mà đánh”, Nga vẫn có nhiều kênh thông tin truyền thông để quảng bá cho lập trường của mình và nêu rõ bản chất của cuộc chiến.Những biến chuyển này đã tác động đến Ấn Độ, làm cho họ đổi ý.Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng cũng nhấn mạnh rằng, cũng nên hiểu rõ rằng đối với mỗi biên động chính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới, suy nghĩ đầu tiên của lãnh đạo các quốc gia-dân tộc là phải đặt lợi ích của đất nước mình, nhân dân mình lên trên hết và trước hết. Họ sẽ phải cân nhắc vấn đề đó khi có một trong các “bên trong cuộc” đặt vấn đề hỗ trợ cho bên này hoặc bên kia. Trong điều kiện hiện tại, cả Ấn Độ và Trung Quốc chẳng có mấy gắn bó với Ukraina nhưng cả hai đều có mối quan hệ khăng khít với Nga. Nhất là Trung Quốc với tư cách là chủ soái của Tổ chức Kinh tế Thượng Hải.Mưu toan lôi kéo để thành lập một mặt trận toàn cầu chống Nga của Mỹ đã thất bạiViệc Ấn Độ từ chối tiếp nhận máy bay vận tải quân sự của Nhật Bản được cho là “viện trợ nhân đạo cho Ukraina” quá cảnh tại các sân bay của họ còn thể hiện rõ điều gì nữa?Theo lời ông Hồng Long, động thái này cho thấy các nước lớn đã dần nhận ra bản chất của các sự kiện ở Ukraina và hiểu rằng ai đứng sau hà hơi tiếp sức, xúi bẩy Ukraina gây hấn chống Nga.Có thể nói, thế giới cũng nhận thức rõ hơn rằng, thời kỳ quyền lực thế giới đơn cực của Mỹ đã kết thúc. Cục thế “thiên hạ chia ba” thậm chí là “thiên hạ chia năm, chia bảy” đang hình thành. Trong cục thế đó, Mỹ không còn có thể đơn phương thao túng Liên Hợp Quốc và khuynh đảo thế giới được nữa. Mặt khác, các quốc gia trên thế giới lại càng thấy rõ hơn trò chơi “suỵt chó bụi rậm” hay “làm chiến tranh mượn tay kẻ khác” của người Mỹ.
https://kevesko.vn/20220427/my-tao-mot-cu-huych-nham-dong-vien-kiev-tiep-tuc-cuoc-chien-14950396.html
https://kevesko.vn/20220408/chi-la-ket-qua-cua-nhung-man-kich-duoc-my-nato-va-ukraina-tao-dung-14638777.html
https://kevesko.vn/20220329/mot-hanh-dong-vo-nhan-dao-ca-ve-ly-ca-ve-tinh-14447623.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/69/43/694389_138:0:2361:1667_1920x0_80_0_0_df7d03aff9b6672ffef69f27d78e8db6.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả
quan điểm-ý kiến, tác giả
Viện trợ nhân đạo hay “hàng nóng”?
13:57 28.04.2022 (Đã cập nhật: 13:58 28.04.2022) Việc Ấn Độ, thành viên của “Bộ tứ kim cương” QUAD (bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc) từ chối tiếp nhận máy bay vận tải quân sự của Nhật Bản quá cảnh tại các sân bay Ấn Độ cho thấy rõ hơn: Cục thế “thiên hạ chia ba” thậm chí là “thiên hạ chia năm, chia bảy” đang hình thành.
Ấn Độ từ chối tiếp nhận máy bay vận tải quân sự của Nhật Bản được cho là chở hàng “viện trợ nhân đạo cho Ukraina” quá cảnh tại các sân bay của Ấn Độ.
Trước đó, Ấn Độ đã không phản đối điều này. Vậy vì sao ngày 20/4 Ấn Độ lại từ chối?
Những biến chuyển nào đã tác động đến Ấn Độ?
Theo một số nhà bình luận chính trị quốc tế Việt Nam, động thái của Ấn Độ phản ánh một quy luật tất yếu: “Nhận thức là một quá trình”.
“Khi Nga bất ngờ phát động “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraina, không ít quốc gia đã phản ứng với Nga một cách tiêu cực. Bởi một lẽ đơn giản là khi chiến sự đột ngột nổ ra, thiên hạ thường cho rằng bên nổ súng trước là bên gây chiến. Và một phản ứng tự nhiên của họ là “lên án bên gây chiến”, - Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
“Một vấn đề không kém tầm quan trọng, đó là việc bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây, với mục đích biến “tiếng ruồi bay vo ve” thành “tiếng gầm đáng sợ của các máy bay chiến đấu hạng nặng” đã cộng hưởng, khuếch đại và tạo tâm lý đám đông, gây ảnh hưởng các đến các nhà lãnh đạo, các chính trị gia, các nhà khoa học…”, - Nhà bình luận các vấn đề quốc tế Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Tuy nhiên, khi cuộc chiến kéo dài hơn và với cách tiến hành các biện pháp “tiễu phỉ”, nghĩa là tách người dân vô tội ra khỏi bọn tội phạm để tác chiến ở Ukraina, quân đội Nga đã cho thế giới thấy rõ ý nghĩa thật sự của những hành động quân sự của họ. Ngay cả khi Mỹ và
NATO dùng chiến thuật “bịt miệng đối phương lại mà đánh”, Nga vẫn có nhiều kênh thông tin truyền thông để quảng bá cho lập trường của mình và nêu rõ bản chất của cuộc chiến.
Những biến chuyển này đã tác động đến Ấn Độ, làm cho họ đổi ý.
Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng cũng nhấn mạnh rằng, cũng nên hiểu rõ rằng đối với mỗi biên động chính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới, suy nghĩ đầu tiên của lãnh đạo các quốc gia-dân tộc là phải đặt lợi ích của đất nước mình, nhân dân mình lên trên hết và trước hết. Họ sẽ phải cân nhắc vấn đề đó khi có một trong các “bên trong cuộc” đặt vấn đề hỗ trợ cho bên này hoặc bên kia. Trong điều kiện hiện tại, cả
Ấn Độ và Trung Quốc chẳng có mấy gắn bó với Ukraina nhưng cả hai đều có mối quan hệ khăng khít với Nga. Nhất là Trung Quốc với tư cách là chủ soái của Tổ chức Kinh tế Thượng Hải.
“Ấn Độ tuy là thành viên của nhóm Bộ tứ QUAD nhưng vẫn có quan điểm riêng trên cơ sở lợi ích riêng và tiềm lực mạnh mẽ của mình. Cũng như Trung Quốc, Ấn Độ là một trong những khách hàng lớn nhất của Liên bang Nga về năng lượng dầu mỏ, khí đốt cũng như vũ khí, khí tài quân sự. Trong cuộc đối đầu với Pakistan là “đối tác hai mang” của Mỹ, Ấn Độ phải dựa vào vũ khí, khí tài nhập khẩu từ Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay để đối phó lại với quân đội Pakistan chủ yếu được trang bị bằng vũ khí, khí tài Mỹ và phương Tây”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh với Sputnik.
Mưu toan lôi kéo để thành lập một mặt trận toàn cầu chống Nga của Mỹ đã thất bại
Việc Ấn Độ từ chối tiếp nhận máy bay vận tải quân sự của Nhật Bản được cho là “viện trợ nhân đạo cho Ukraina” quá cảnh tại các sân bay của họ còn thể hiện rõ điều gì nữa?
Theo lời ông Hồng Long, động thái này cho thấy các nước lớn đã dần nhận ra bản chất của các
sự kiện ở Ukraina và hiểu rằng ai đứng sau hà hơi tiếp sức, xúi bẩy Ukraina gây hấn chống Nga.
“Điều này lại càng rõ ràng hơn khi Ấn Độ, một thành viên trong nhóm Bộ tứ QUAD cùng với Mỹ và Nhật Bản nhưng lại từ chối đề nghị cho phép quá cảnh của máy bay vận tải hai quốc gia “bạn bè” này. Điều đó còn cho thấy rõ rằng mọi mưu toan lôi kéo để thành lập một mặt trận toàn cầu chống Nga của Mỹ đã thất bại”, - Chuyên gia Hồng Long đưa ra bình luận trong cuộc trả lời phỏng vấn của Sputnik.
“Ấn Độ từ chối tiếp nhận các chuyến bay hỗ trợ nhân đạo vì họ nghi ngờ rằng đó là sự “ngụy trang” cho việc vận chuyển “hàng nóng” của Mỹ và đồng minh cho Kiev. Tokyo giải thích sự từ chối của Ấn Độ là do "thiếu sự phối hợp”. Sự giải thích này thật buồn cười, vì Ấn Độ là thành viên của “Bộ tứ kim cương” QUAD cùng với Mỹ và Nhật Bản. Cần lưu ý rằng, Ấn Độ và Trung Quốc từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Có thể nói, thế giới cũng nhận thức rõ hơn rằng, thời kỳ quyền lực thế giới đơn cực của Mỹ đã kết thúc. Cục thế “thiên hạ chia ba” thậm chí là “thiên hạ chia năm, chia bảy” đang hình thành. Trong cục thế đó, Mỹ không còn có thể đơn phương thao túng
Liên Hợp Quốc và khuynh đảo thế giới được nữa. Mặt khác, các quốc gia trên thế giới lại càng thấy rõ hơn trò chơi “suỵt chó bụi rậm” hay “làm chiến tranh mượn tay kẻ khác” của người Mỹ.