Việt Nam đáp trả cáo buộc nhân quyền thiếu kiểm chứng của Mỹ

Việt Nam đáp trả cáo buộc nhân quyền thiếu kiểm chứng của Mỹ có thể khẳng định, Mỹ không có quyền can thiệp vào chính sách về nhân quyền, tự do tôn giáo và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam như cách Washington vẫn rêu rao bài ca dân chủ cùng sự đạo đức giả.
Sputnik
Bộ Ngoại giao vừa lên tiếng đáp trả các cáo buộc nêu trong Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Hà Nội cho rằng, báo cáo của chính quyền Hoa Kỳ “thiếu khách quan” vì dựa trên những thông tin “không chính xác” và “chưa được kiểm chứng” về thực tế tại Việt Nam.
Có thể xem, Hà Nội cũng đã vừa “dội gáo nước lạnh” trước việc Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) muốn đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).

Việt Nam nói gì về báo cáo tôn giáo của Mỹ?

Ngày 28/4, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định lập trường của Hà Nội về vấn đề này.
“Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người dân. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn, Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu các bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người.
Mỹ không mời Việt Nam dự Thượng đỉnh Dân chủ, Hà Nội nói thẳng về nhân quyền
“Tuy nhiên, Báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác và chưa được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam”, đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định.
Theo người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ về những vấn đề còn khác biệt.
Tuy nhiên, Hà Nội nhấn mạnh rằng, tất cả cần dựa trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau nhằm tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.

“Đạo đức giả”: USCIRF cáo buộc gì về Việt Nam?

Ngày 25/4, Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố báo cáo và đề nghị Chính phủ Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC), đồng thời khuyến nghị Hoa Kỳ cần áp đặt một thỏa thuận mang tính ràng buộc mới với Việt Nam để yêu cầu cải thiện hơn nữa về tự do tôn giáo ở đất nước Đông Nam Á vốn yêu chuộng hòa bình và quyết “không để ai bỏ lại phía sau này”.
Mỹ thích nói chuyện nhân quyền, Việt Nam mời đối thoại thẳng thắn
Cần nhấn mạnh rằng, dù không đưa ra bất cứ bằng chứng nào và dựa trên thông tin xác thực nào, nhưng báo cáo tình hình tự do tôn giáo Việt Nam được USCIRF đã cáo buộc trắng trợn rằng Việt Nam “đã có sự đối xử phân biệt giữa các cộng đồng tôn giáo”.
Đây hoàn toàn là thói đạo đức giả của Mỹ khi liên tục tuyên bố coi trọng Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về quyền con người và tự do tôn giáo của Hà Nội nhưng lại chỉ trích vô căn cứ hoạt động tự do tôn giáo ở Việt Nam – vốn được quy định rõ ràng trong Hiến pháp Việt Nam.
Đáng chú ý, báo cáo 2022 của USCIRF của Mỹ tiếp tục thể hiện sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Hà Nội khi chỉ trích việc Việt Nam phạt tù các “tù nhân lương tâm tôn giáo” (dù Việt Nam trong các tuyên bố chính thức đều khẳng định không có khái niệm “tù nhân lương tâm” – PV). Đây thực tế là những cá nhân đã vi phạm pháp luật Việt Nam.

15 quốc gia bị đề xuất vào danh sách CPC

Trong Báo cáo thường niên năm 2022 của mình, USCIRF đề xuất 15 quốc gia lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để đưa vào danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo (CPC).
Có 10 quốc gia được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhất trí đưa vào danh sách CPC vào tháng 11 năm 2021 gồm Myanmar, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Xê-út, Tajikistan và Turkmenistan - cũng như năm quốc gia khác gồm Afghanistan, Ấn Độ, Nigeria, Syria và Việt Nam.
Mỹ và các nước tự cho mình là “dân chủ”, tôn trọng nhân quyền trước hết nên tự quản tốt những vấn đề nội bộ của mình trước khi can thiệp vào công việc của nước khác một cách lố bịch như vậy.

“Lá bài nhân quyền” bị vô hiệu hóa

Bất chấp những thành tựu Việt Nam đạt được, lá bài “nhân quyền” vẫn được các Mỹ cùng đối tượng phản động, chống đối, sử dụng để xuyên tạc mọi mặt của đời sống như Việt Nam không bảo vệ quyền trẻ em, vi phạm quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, quyền của người khuyết tật.
Vẫn chưa đủ, khi Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 thành công, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, họ cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Chấm dứt hoạt động của các tà giáo, tổ chức tôn giáo bất hợp pháp… vi phạm nhân quyền. Rồi xét xử những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, cũng vi phạm nhân quyền. Những luận điệu lợi dụng nhân quyền trở thành công cụ yếu ớt nhằm vào Việt Nam bất thành.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn công ước của LHQ về Quyền trẻ em
Thực tế hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ ràng chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên, cũng như các nước khác, Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước hay kích động bạo lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân...
Chính sách đó đã luôn được Nhà nước Việt Nam khẳng định và thực hiện nhất quán.
Thảo luận