Mỹ không mời Việt Nam dự Thượng đỉnh Dân chủ, Hà Nội nói thẳng về nhân quyền

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNQuyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Rana Flowers phát biểu tại Hội thảo quốc tế Tham vấn về dự thảo lần hai báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Việt Nam
Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Rana Flowers phát biểu tại Hội thảo quốc tế Tham vấn về dự thảo lần hai báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Đăng ký
Việt Nam không có tên trong danh sách mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ của Mỹ. Báo chí phương Tây cho rằng, chính quyền Biden – Harris còn quan ngại về các chính sách nhân quyền, dân chủ của Việt Nam.
Tuy nhiên, như Sputnik dẫn tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho thấy, Việt Nam dường như không quá bận tâm đến việc ‘được Nhà Trắng mời’ dự Thượng định về Dân chủ. Điều này cũng không ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ song phương Việt – Mỹ.
Về phần mình, Việt Nam luôn thể hiện chính sách nhất quán về quyền con người. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, trong phát biểu với báo chí ngày 10/12 một lần nữa khẳng định, Việt Nam cam kết nỗ lực bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người.

‘Việt Nam sẵn sàng đối thoại’

Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ của chính quyền Joe Biden và phản ứng của Việt Nam cũng như Liên bang Nga đã được Sputnik thông tin cập nhật thường xuyên.
Những ngày qua, các từ khóa tìm kiếm chủ đề như “Mỹ không mời Việt Nam dự Thượng đỉnh Dân chủ (Summit for Democracy)”, “Vì sao chính quyền Tổng thống Biden không mời Việt Nam dự sự kiện quan trọng về dân chủ thế giới?” hay “hệ lụy nào khi Washington không mời Hà Nội trong danh sách các quốc gia được ‘triệu tập’ tham dự Hội nghị Dân chủ” được báo chí phương Tây lặp đi lặp lại, đánh vào tâm lý quan ngại của chính quyền Biden – Harris về vấn đề thể chế, quyền con người, quyền tự do ngôn luận của Hà Nội.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc Việt Nam không có tên trong danh sách mời dự Thượng đỉnh Dân chủ không phải là chuyện gì to tát. Do đó, đây chỉ là cái cớ để một số cơ quan báo chí phương Tây cũng như các thế lực thù địch với chính quyền Việt Nam lợi dụng để tiếp tục ‘giương cờ dân chủ’ và âm mưu phá hoại, chống lại Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền Hà Nội.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
Báo cáo nhân quyền của EEAS không phản ánh đúng tình hình tại Việt Nam
Bộ Ngoại giao Nga đánh giá, Mỹ đang ‘spam’ thư mời đến các nước trong danh sách dự Thượng đỉnh Dân chủ thế giới của mình.
Hôm 9/12, người phát ngôn Maria Zakharova, khi bình luận về danh sách khách mời 110 nước của Hoa Kỳ đã nhấn mạnh, ở Mỹ, trước hết, giới cầm quyền cần phải suy nghĩ, nhìn nhận lại thấu đáo xem họ đã làm gì để cải thiện tình hình (dân chủ) trong nước thay vì đi ‘spam’ thư mời ra toàn thế giới đến ‘lớp bồi dưỡng cán bộ’ (mang đậm phong cách Washington).
Đặc biệt, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga còn dữ liệu khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu (Pew Research Center – PRC) cho thấy, 8% số người được hỏi nhận định “Mỹ chưa bao giờ là "ngọn đuốc sáng" về dân chủ” trên thế giới.
Đồng thời, có tới 72% dân Mỹ nhận thức sâu sắc rằng, mặc dù Hoa Kỳ đã là ‘tấm gương tốt’ để noi theo tiến tới nền dân chủ thực chất, nhưng hiện nay và bây giờ, điều này đã không còn nữa. Tức dư luận đang nghi ngờ về khả năng, liệu Washington hay Nhà Trắng có còn ‘tư cách’ để bàn về dân chủ với thế giới hay không.
Biểu tình ủng hộ đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2021
Từ đây Mỹ khó mà áp đặt dân chủ nữa
Việt Nam giữ hướng tiếp cận vấn đề ‘mềm mỏng’ hơn. Bộ Ngoại giao đã có bình luận về việc Việt Nam không được Mỹ mời dự Hội nghị Thượng đỉnh về dân chủ tại cuộc họp báo thường kỳ chiều qua 9/12.
Theo người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, việc Việt Nam không có tên trong danh sách mời của Nhà Trắng hoàn toàn “không làm ảnh hưởng” đến tổng thể quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ.
Tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao cũng cho thấy, Việt Nam luôn sẵn sàng thiện chí đối thoại cởi mở với Mỹ về các vấn đề mà chính quyền Joe Biden còn ‘băn khoăn’ hay hai bên còn chưa đồng thuận quan điểm. Tuyệt nhiên, tất cả phải dựa trên nguyên tắc ‘tôn trọng lẫn nhau’ và mang tính xây dựng cho quan hệ Hà Nội – Washington.
“Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ các vấn đề cùng quan tâm nhằm tăng cường hiểu biết, củng cố hợp tác trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Theo phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam có chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội – chủ nghĩa gắn với dân chủ nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được Hiến pháp và pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng, hình thức thể hiện quyền tự do bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực.

Chính sách nhất quán của Việt Nam

Hôm nay, 10/12 là Ngày Nhân quyền Quốc tế (Ngày Quốc tế Nhân quyền).
Trong các tuyên bố chính thức được đưa ra, Hà Nội luôn khẳng định, chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, được thể hiện xuyên suốt trong Hiến pháp, pháp luật và các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế tham vấn về dự thảo Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Việt Nam, diễn ra tháng 10 vừa qua, quyền Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, cũng là Trưởng Đại diện WHO tại quốc gia Đông Nam Á này – TS. Kidong Park biểu dương và coi trọng những cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy, bảo vệ các quyền con người, đặc biệt là trong bảo vệ tính mạng, chăm lo sức khỏe người dân.
Tiếp đó, tại cuộc gặp của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Tổng Giám đốc Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) trong chuyến công du châu Âu vừa qua, bà Tatiana Valovaya (người đứng đầu Văn phòng LHQ) đã đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG).
© Ảnh : Thống Nhất-TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneve, bà Tatiana Valovaya
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneve, bà Tatiana Valovaya - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneve, bà Tatiana Valovaya
Tổng Giám đốc Văn phòng LHQ Tatiana Valovaya cũng ủng hộ quan điểm tăng cường bảo vệ sức khỏe người dân thông qua tăng độ bao phủ vaccine Covid-19, hỗ trợ những nhóm người yếu thế, gặp khó khăn trong xã hội, bảo đảm quyền công bằng trong tiếp cận vaccine, thuốc điều trị Covid-19 cũng như loạt vấn đề an sinh xã hội cần thiết khác.
Không chỉ đại diện các tổ chức của LHQ, dư luận, cộng đồng quốc tế thời gian qua cũng những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo sức khỏe, tính mạng và an sinh cho người dân trong đại dịch, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và bao trùm, với mục tiêu xuyên suốt “không ai bị bỏ lại phía sau” mà các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vẫn luôn nhắc nhở.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam đã và đang tiến hành song song các mục tiêu từ ứng phó, kiểm soát dịch bệnh, duy trì phát triển kinh tế và thúc đẩy quyền con người, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên cơ sở bảo đảm và tôn trọng quyền con người, đặt tính mạng người dân lên cao nhất, bỏ qua, hy sinh lợi ích về kinh tế.
Như Sputnik thường xuyên thông tin, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có các chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người lao động bị mất việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động và tự do như việc ban hành các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (năm 2020) và 26.000 tỷ đồng (cho đến tháng 7/2021) dành cho người khó khăn vì dịch Covid-19.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Việt Nam không có tù nhân lương tâm và Hà Nội xứng đáng ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ
Việt Nam cũng đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận, các điều kiện sống cơ bản, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.
Những nỗ lực của Việt Nam bảo đảm quyền con người trong đại dịch còn được thể hiện nổi bật qua việc triển khai quyết liệt, đồng bộ và bài bản “Chiến lược vaccine”, trong đó ngoại giao vaccine được coi là mũi nhọn, an toàn là trên hết.
Cụ thể, Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm phòng vaccine Covid-19 miễn phí cho người dân. Tính đến nay, theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam đã tiếp nhận 156.421.594 liều vaccine Covid-19, Bộ Y tế đã phân bổ tổng số 143,4 triệu liều. Hệ thống tiêm chủng quốc gia cho thấy, đến 14h ngày 10/12, Việt Nam đã tiêm hơn 131 triệu liều vaccine cho dân. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 96,4% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 76,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.
© AFP 2023 / Nhac NguyenNgười phụ nữ được tiêm vắc xin AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
Người phụ nữ được tiêm  vắc xin AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Người phụ nữ được tiêm vắc xin AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng đánh giá cao việc chính phủ luôn đặt sức khỏe của người dân vào trung tâm của việc ứng phó với dịch bệnh Covid-19 là cách tiếp cận đúng đắn.
Vừa qua, trong cuộc thăm dò dư luận đánh giá sự hài lòng của người dân với công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở 52 quốc gia do Viện nghiên cứu thị trường Latana thực hiện, có tới 96% người dân Việt Nam được khảo sát bày tỏ hài lòng với công tác phòng, chống dịch của Chính phủ và Nhà nước. Có thể khẳng định, việc triển khai quyết liệt và hiệu quả chính sách vừa phòng, chống tốt đại dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống của nhân dân, an sinh xã hội đã được người dân hưởng ứng tích cực.

Việt Nam nỗ lực đảm bảo nhân quyền

Việt Nam cũng đang nỗ lực thúc đẩy thực hiện hiệu quả các SDG của Liên hợp quốc để thúc đẩy quyền con người.
Bất chấp dịch Covid-19 đang đe dọa việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc (SDG), nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo xếp hạng của LHQ, năm 2020, Việt Nam được đánh giá đứng thứ 51 trên tổng số 193 quốc gia thành viên, đạt 72,85 điểm, cao hơn mức trung bình của nhiều nước trong khu vực về việc thực hiện các SDG.
“Việt Nam thuộc nhóm đầu trong 3 nhóm quốc gia trên thế giới có tiến bộ nhanh nhất trong việc thực hiện các SDG và là một trong những quốc gia có tiến độ thực hiện tốt nhất các tiêu chí mục tiêu toàn cầu ở châu Á”, chuyên gia Terence D. Jones thuộc Văn phòng đại diện UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2018
Việt Nam không có "tù nhân lương tâm" và những đóng góp to lớn về quyền con người
Chưa hết, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế Xã hội của LHQ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) Armida Salsiah Alisjahbana cũng đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong thực hiện SDG, đặc biệt là kết quả nổi bật về giảm nghèo bền vững (giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020; trong 5 năm giảm bình quân 1,43%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm).
“Việt Nam là nước đang phát triển nhưng thể hiện vai trò đi đầu và là hình mẫu trong chống biến đổi khí hậu”, Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva Tatiana Valovaya nêu rõ.
Một dấu ấn nữa của Việt Nam là bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Điều này cũng được chính Tổng Giám đốc Văn phòng LHQ Tatiana Valovaya bày tỏ với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc. Tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 47 diễn ra tháng 7 vừa qua, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) đã thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam chủ trì cùng Bangladesh và Philippines soạn thảo và đề xuất, trong đó chú trọng bảo đảm quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi.
Tuyển dụng người khuyết tật: Doanh nghiệp Việt Nam được hay mất? - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2021
Tuyển dụng Người khuyết tật: Doanh nghiệp Việt Nam “được” hay “mất?
Năm nay, Việt Nam đã lần đầu tiên xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị theo UPR chu kỳ III để gửi lên UNHRC, khẳng định trách nhiệm, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam đối với UPR nói riêng và việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung.
Trợ lý Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam Diana Torres đánh giá báo cáo phản ánh tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong đảm bảo các quyền kinh tế, xã hội, đặc biệt bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới.
“Việc xây dựng báo cáo này là một nỗ lực tích cực “thể hiện cam kết của Việt Nam về các vấn đề nhân quyền ở cấp độ quốc tế”, bà Diana Torres nhận định.

Nhiều nước ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ

Ngày 10/12, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang tái khẳng định chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là ưu tiên cao nhất, là mục tiêu cuối cùng và là động lực của sự phát triển bền vững của Việt Nam.
“Việt Nam luôn luôn khẳng định thực hiện cam kết quốc tế của mình theo những Công ước đã tham gia. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người, cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Tuyên ngôn nhân quyền và các Công ước quốc tế đó”, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh.
Theo đại diện Bộ Ngoại giao, việc thực hiện các nghĩa vụ này cũng nhằm thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ nhân dân, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 hiện nay.
Theo ông Giang, xuyên suốt chính sách của Việt Nam trong việc bảo vệ người đó chính là coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, những chính sách này thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
Thứ trưởng Giang dẫn chứng, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định, điều quan trọng nhất là làm sao lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân hay không hy sinh những mục tiêu về an sinh xã hội, không hy sinh những mục tiêu về môi trường, biến đổi khí hậu để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
“Tôi cho rằng đây là những ví dụ mạnh mẽ nhất, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đang đóng góp bảo vệ những giá trị quyền con người phổ quát thông qua việc tham gia đóng góp vào các nội dung lớn mà các cơ chế, tổ chức quốc tế đa phương đang thảo luận, xem xét.
Các kiều dân người Việt trong  cuộc biểu tình ở Manila - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2018
Việt Nam bảo đảm và thúc đẩy quyền con người
Việt Nam cũng đang tích cực đóng góp với vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Những đóng góp trong thời gian qua, thể hiện Việt Nam thực sự mong muốn mỗi người dân trên thế giới có quyền được sống trong hòa bình, trong phát triển ổn định.
“Chúng tôi cho rằng, đây là những hành động cụ thể nhất mà Việt Nam đã triển khai, vừa đóng góp vào việc bảo vệ quyền con người trên thế giới, đồng thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam. Đây là trách nhiệm cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua”, đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Nói về việc lần đầu tiên Việt Nam thực hiện báo cáo giữa kỳ về việc tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR và cũng là một trong số rất ít nước tự nguyện làm báo cáo này, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, đây là việc làm ý nghĩa và thiết thực.
Qua đó, theo ông Giang, Việt Nam có thể có cơ hội để rà soát, đánh giá lại tất cả chính sách, tất cả những chủ trương, đường lối và quan trọng hơn là quá trình thực hiện các chính sách đó như thế nào.
© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNThứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế Tham vấn về dự thảo lần hai báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR (Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát) chu kỳ III của Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế Tham vấn về dự thảo lần hai báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR (Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát) chu kỳ III của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế Tham vấn về dự thảo lần hai báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR (Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát) chu kỳ III của Việt Nam
“Qua việc rà soát, có thể tìm ra, đánh giá được những gì chúng ta làm tốt, những gì phải làm tốt hơn nữa, và sẽ có những điều chỉnh chính sách phù hợp, làm sao đảm bảo tất cả người dân của chúng ta được bảo vệ, được tôn trọng và có quyền được sống, học tập, bảo đảm tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội”, Thứ trưởng nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, báo cáo giữa kỳ này có nghĩa rất quan trọng và báo cáo này cũng nhận được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng đã yêu cầu tất cả các bộ, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị tham gia đóng góp để có một bản báo cáo rà soát tổng thể nhất, toàn diện nhất và qua đó đưa ra những khuyến nghị lên Đảng, Nhà nước, Chính phủ có những điều chỉnh, thay đổi và quan trọng nhất là thực hiện tốt hơn nữa những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước để bảo vệ quyền con người.
Quán internet - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Việt Nam: Báo cáo của Freedom House là vô giá trị
Đáng chú ý, trong cuộc trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang đề cập đến việc Việt Nam mong muốn tiếp tục được bầu lại làm Thành viên Hội đồng Nhân quyền trong nhiệm kỳ 2023-2025 sắp tới.
“Có thể nói, điều này thể hiện cam kết quốc tế mạnh mẽ của chúng ta trong việc đóng góp hơn nữa vào công việc chung quốc tế, thể hiện Việt Nam là một đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, Thứ trưởng Giang khẳng định.
Đồng thời, việc các nước ASEAN thống nhất đồng thuận đề nghị Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền cũng là thể hiện sự coi trọng của ASEAN với những đóng góp của Việt Nam trước đây và tin tưởng vào những đóng góp trong thời gian sắp tới.
“Tôi tin tưởng rằng, ngoài ASEAN, sẽ còn nhiều nước, nhiều nhóm nước nữa cũng sẽ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền”, đại diện Bộ Ngoại giao tin tưởng.
Đặc biệt, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang tái khẳng định, Việt Nam cũng cam kết với cộng đồng quốc tế rằng sẽ làm hết sức mình, nỗ lực để bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người, nâng cao hơn nữa những nỗ lực của LHQ, của các cơ chế Liên Hợp Quốc về thúc đẩy việc bảo vệ người trên toàn thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала