“Quyền lực mềm” của Việt Nam là gì?

Theo Đại sứ Trần Đức Mậu, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao, chưa khi nào trong lịch sử trường chinh dựng nước và giữ nước của dân tộc, Việt Nam có được vị thế và uy tín quốc tế cao như hiện nay.
Sputnik
Trong khi đó, theo TS. Thái Công, chính sách “ngoại giao tâm công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đất nước khó khăn nhất với chiến lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của văn hóa phương Đông cũng đã trở thành giá trị cốt lõi của ngành Ngoại giao Việt Nam.

Sức mạnh cứng và quyền lực mềm

Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 là một trong những dấu mốc lịch sử có ý nghĩa quan trọng nhất đối với con người cũng như đất nước Việt Nam.
Sputnik đã có nhiều bài viết đánh giá cao và phân tích những thành công phía sau việc Việt Nam thăng hạng quyền lực mềm.
Như đã biết, “Quyền lực mềm” được GS. Joseph Samuel Nye, Đại học Harvard, Mỹ nêu định nghĩa là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo.

“Quyền lực mềm tác động đến hệ thống giá trị, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn”, - theo Nye.

Bàn về lan tỏa quyền lực mềm của Việt Nam, TS Thái Công đã có quan điểm cho rằng, 45 năm sau ngày thống nhất, cùng với việc phát triển sức mạnh cứng vật chất, Việt Nam đang nỗ lực phát huy sức mạnh mềm là nguồn lực xã hội mạnh mẽ để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, và vì dân, một đất nước hùng cường, có uy tín và nhân văn trên thế giới.
Trong bài phân tích được TG&VN, cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao đăng tải, TS. Thái Công nhắc lại, làn sóng trỗi dậy và lan rộng của thế giới trực tuyến ở thời đại số, cùng xu hướng hội nhập quốc tế, đã đẩy nhanh ảnh hưởng của quyền lực mềm.

“Không giống như các nguồn sức mạnh cứng vật chất, hữu hình như quân đội, vũ khí, quy mô lãnh thổ và dân số, các tài sản vô hình như văn hóa, giá trị tư tưởng và các ý tưởng mới đang ngày càng có ảnh hưởng hơn”, - theo TS. Thái Công.

Sự gia tăng mối quan hệ giữa các quốc gia trên toàn cầu làm cho các nền văn hóa khác nhau dễ tiếp cận và thuận tiện giao thoa.
Chuyên gia Việt Nam lưu ý rằng, một siêu cường thế kỷ XXI không chỉ phải sở hữu sức mạnh cứng hữu hình, mà còn phải có nền văn hóa có ảnh hưởng bao gồm âm nhạc, phim ảnh, phong tục tập quán, các hình thức nghệ thuật, lối sống và giải trí khác.
So sánh GDP Ukraina -Việt Nam, Hà Nội còn rất mạnh về “quyền lực mềm”

Thay đổi thước đo

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng thành công quyền lực mềm nằm ở ba nguồn lực chính bao gồm văn hóa của quốc gia, các giá trị chính trị của quốc gia và chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Ba tài nguyên này được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Trong đó, văn hóa của một quốc gia là thứ có thể tạo ra sức thu hút ban đầu. Sau khi văn hóa đã được lan toả, quốc gia đó bắt đầu đưa vào các giá trị chính trị. Cuối cùng, quốc gia này sử dụng chính sách đối ngoại để tích cực tạo ra ảnh hưởng, vào giai đoạn mà thế giới coi quyền lực mềm của họ là hợp pháp và đạo đức.
Trong những thập niên 30 của thế kỷ XX, Vương quốc Anh đã sáng lập và duy trì sự phát triển của kênh đối ngoại quan trọng hoạt động dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao và Khối thịnh vượng chung Anh, đó là Hội đồng Anh (BC).
Hiện nay, sự hoạt động của kênh đối ngoại văn hoá và ngôn ngữ Anh văn độc nhất vô nhị này ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới, góp phần gia tăng sức mạnh mềm của Anh, tạo nên lợi thế định vị sức mạnh quốc gia trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trên thế giới.
Tiếp đó, trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc cũng xây dựng chiến lược quyền lực mềm qua việc khai trương các Viện Khổng Tử và phổ biến các di sản văn hoá.

“Tuy nhiên, chiến lược này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực văn hóa. mà vươn xa hơn trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư. Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) khởi xướng từ năm 2013 đã một phần khẳng định rõ điều này”, - TS Thái Công lưu ý.

Vào những năm 1980, trong bối cảnh suy giảm kinh tế dẫn đến suy giảm quyền lực, các nhà chiến lược Mỹ lập luận rằng thước đo đã thay đổi và nhấn mạnh ảnh hưởng của Washington sẽ tiếp tục thông qua việc sử dụng quyền lực mềm, mặc dù có thể mất vị thế quyền lực cứng.
Cường quốc số một thế giới đã thúc đẩy giá trị dân chủ lên hàng ưu tiên trong đường lối đối ngoại, coi “dân chủ hóa thế giới” theo các tiêu chuẩn của mình là phương thức quan trọng nhằm giữ vững ngôi vị siêu cường.
Hết thăng hạng quyền lực mềm, Việt Nam lại bứt phá về Chỉ số Chính phủ tốt năm 2022

“Ngoại giao tâm công”

Theo TS. Thái Công, ở Việt Nam, nếu như tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du đã góp phần quảng bá văn hóa Việt ra thế giới thì sức mạnh mềm đã được nhà anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi vận dụng vào việc chống ngoại xâm trong thế kỷ XV qua tư tưởng “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi mới thành lập nước năm 1945, đã vận dụng nguồn lực mềm trong việc đặt tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” với bản tuyên ngôn bất tử cho dân tộc Việt. Cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại với khẩu hiệu huyền thoại “không có gì quý hơn độc lập tự do” của Người đã dẫn dắt cả dân tộc đi tới chiến thắng vĩ đại 30/04/1975.

Tư tưởng thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với với quan điểm chính trị tự do và dân chủ đã được sự ủng hộ của toàn thế giới kể cả phương Tây”, - TS Thái Công nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, chính sách “ngoại giao tâm công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đất nước khó khăn nhất với chiến lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của văn hóa phương Đông cũng đã trở thành giá trị cốt lõi của ngành Ngoại giao.

Việt Nam cần phát triển sức mạnh mềm

Theo TS. Thái Công, ngày nay ở Việt Nam, các lý luận về con người, bản chất chiến tranh đang được phát triển mạnh mẽ để chúng ta có thể xây dựng và phát triển một đất nước có quá nhiều hy sinh mất mát bởi các cuộc chiến tranh cũng như đang gặp nhiều vấn đề trong việc phát triển nền kinh tế thị trường như pháp luật, hiệu quả, xung đột lợi ích khu vực, tham nhũng.

“Bên cạnh việc phát triển sức mạnh cứng, Việt Nam cần coi trọng phát triển sức mạnh mềm”, - TS. Thái Công nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vừa xuất bản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết và đúc kết những vấn đề lịch sử sinh động nhất về toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng với tư tưởng xuyên suốt đó là phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là nhân tố quyết định thành công, theo vị chuyên gia.
Vấn đề này cũng được nhà lý luận Đoàn Duy Thành đã đề cập sâu sắc trong tác phẩm Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, và vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (NXB Quốc gia Sự thật - tháng 12/2021).
Tác giả nhấn mạnh rằng để xây dựng và hoàn thiện nhà nước của dân, do dân, và vì dân, thể chế tam quyền phân lập và cơ chế thị trường ở Việt Nam là chưa đủ.
Chính vì vậy, điều cốt lõi là phải xây dựng được một Đảng tiên phong, Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân (sách Lý luận Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng tiền phong, NXB Hà Nội và NXB Thông tin và truyền thông - 2016).

“Chỉ có như vậy, chúng ta mới giải quyết được mặt tiêu cực và phát huy được tính tích cực của hai thuộc tính của con người như đã trình bày ở trên để phát triển đất nước”, - chuyên gia nhắc lại.

TS. Thái Công nhấn mạnh, cùng với việc phát triển sức mạnh cứng vật chất, phát huy sức mạnh mềm là nguồn lực xã hội mạnh mẽ để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, một đất nước hùng cường, có uy tín và nhân văn trên thế giới, phải phấn đấu thực hiện ba nội dung cốt yếu sau.
Một là, xây dựng hệ thống thể chế nhà nước pháp quyền và cơ chế thị trường phát triển hoàn thiện, với những giá trị cốt lõi của văn hóa Việt và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị - ngoại giao từ những ngày đầu thành lập nước.
Hai là, xây dựng và phát triển Đảng cầm quyền của đất nước, của nhân dân theo Lý luận Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng tiền phong làm cơ sở cho sự đột phá và lan tỏa sức mạnh mềm Việt đến các giai tầng trong xã hội đảm bảo sự trường tồn của hình mẫu Việt trên thế giới.
Ba là, cần nâng cao nhận thức quá trình trên là chặng đường chưa có tiền lệ và đầy khó khăn, thử thách. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần nêu cao tinh thần, phương pháp học tập và lao động theo phương châm lý luận 18 chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến đến lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành”.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đại diện Bộ Ngoại giao Nga so sánh hành động của Ukraina ở Crưm với chiến thuật của Mỹ ở Việt Nam

Việt Nam có chính sách đối nội và đối ngoại đúng đắn

Đại sứ Trần Đức Mậu, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại - Bộ Ngoại giao, khẳng định, Việt Nam có chính sách đối nội và đối ngoại đúng đắn.

“Chưa khi nào trong lịch sử cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đến nay, chúng ta có được vị thế và uy tín quốc tế cao như hiện tại”, - nhà ngoại giao nhận định.

Theo Đại sứ Mậu chia sẻ trên NLĐ, trong thế giới hiện đại ngày nay, công cuộc gây dựng và không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước chỉ có thể thành công khi có được đường lối chính sách đối nội và đối ngoại đúng đắn, phù hợp với thời đại và có khả năng giữ cho đất nước luôn được yên ổn nhất, thuận lợi nhất, bất kể thế giới biến động như thế nào.

“Nhìn lại lịch sử đất nước, đặc biệt thời gian từ ngày Giải phóng miền Nam đến nay, chúng ta tự hào về vị thế và uy tín quốc tế mà đất nước hiện có, đồng thời càng vững tin về triển vọng thành công hơn nữa trong công cuộc tiếp tục gây dựng và không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trong thế giới hiện đại”, - Đại sứ Mậu nói.

Theo Đại sứ Trần Đức Mậu, thành công của Việt Nam là thành quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của cả đất nước và dân tộc theo suốt chiều dài lịch sử và thời gian để vượt qua mọi gian nan, trở ngại, đánh bại mọi kẻ thù gần cũng như xa vì độc lập và tự do, vì hòa bình và hữu nghị, vì chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, vì tương lai tươi sáng trong hạnh phúc và phồn vinh.
Đại sứ nhấn mạnh, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam thể hiện với thế giới bên ngoài rằng đất nước, dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình và hữu nghị, độc lập và tự chủ trong quyết định lựa chọn con đường xây dựng tương lai tươi sáng nhưng không quên trách nhiệm và nghĩa vụ của một thành viên của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, công bằng và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Cũng theo Đại sứ, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam có cội nguồn ở những thành tựu vẻ vang mà chúng ta đã đạt được từ trước đến nay, đặc biệt từ thế kỷ XX.
Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến thắng của Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu quốc sau đó với đỉnh cao và đích đến là ngày 30-4-1975.
Thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế trong 47 năm qua đã làm cho cả thế giới bị thuyết phục bởi tính chính nghĩa và tất thắng của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi ý chí quật cường của cả dân tộc, bởi tính đúng đắn của đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước lãnh đạo đất nước và dân tộc vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thách thức và hiểm nguy để đất nước và dân tộc có được cơ đồ vẻ vang như hiện tại.
Vị thế và uy tín quốc tế của đất nước cũng thể hiện ở tình thân thiện và sự tin cậy mà các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới dành cho Việt Nam, ở chỗ họ xác nhận và mong muốn Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của mình trong thế giới hiện đại.
Vị thế và uy tín quốc tế là niềm tự hào, đồng thời là sức mạnh của quốc gia. Theo Đại sứ Mậu, muốn không ngừng nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước thì những tiền đề không thể thiếu là đất nước phải ổn định và bảo đảm an ninh chính trị - xã hội, bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cùng với sự phát triển hùng cường.

“Thế giới hiện đại biến động không ngừng và đầy bất ngờ. Việc gây dựng và không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước càng phải được coi trọng và ưu tiên với tâm thế tự tin và bản lĩnh, với cách tiếp cận chủ động và tích cực, cầu thị và linh hoạt, với tầm nhìn bao quát cả trước mắt và lâu dài, với ý tưởng thực tế và hành động cụ thể”, - nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao bày tỏ.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Nga điện đàm về tình hình Ukraina
Thảo luận