Lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ Nga. Ai sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn?

Ủy viên châu Âu đã nêu thời điểm áp dụng lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Nga. Chiến lược gia đầu tư của công ty quản lý Arikacapital Sergey Suverov đã đánh giá hậu quả của quyết định như vậy trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sputnik
Ông Paolo Gentiloni, Ủy viên Kinh tế châu Âu cho biết EU có kế hoạch áp đặt lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Nga sau9 tháng.

Tác động đến nền kinh tế EU

"Liên minh châu Âu đã đưa ra một quyết định chính trị trong việc từ bỏ dầu của Nga. Đối với một số quốc gia, bao gồm Hungary, Slovakia, có thể là Cộng hòa Séc, sẽ có ngoại lệ, họ sẽ có thể mua dầu của Nga trong dài hạn. Tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế EU, những cũng gây khó khăn cho cả nền kinh tế Nga "bởi vì phải tìm kiếm các tuyến đường hậu cần khác. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng chi phí cung cấp. Ở châu Âu, điều này sẽ được thể hiện bằng sự gia tăng giá xăng, cho nên hậu quả về mặt xã hội sẽ rõ rệt”, - ông nói.

Giá nguyên liệu thô

Đối với Nga, quyết định của EU có nghĩa là Matxcơva sẽ mất một số khoản thu ngân sách, một số thiệt hại cho các công ty dầu mỏ, chuyên gia tiếp tục.
Ông Sergey Suverov cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng phần lớn dầu sẽ được chuyển hướng sang các nước châu Á. Đồng thời trên thị trường dầu mỏ sẽ có sự mất cân bằng lớn, nhiều khả năng giá nguyên liệu sẽ tăng”.
EU hoang mang vì xung đột liên quan đến lệnh cấm vận dầu mỏ Nga
Chuyên gia dự đoán, các sơ đồ “xám” cho việc cung cấp dầu mỏ từ Nga vẫn sẽ tiếp tục.

Ông Sergey Suverov kết luận: “Tôi nghĩ rằng các sơ đồ “xám” để cung cấp dầu vẫn sẽ tồn tại, sẽ vẫn duy trị một số khả năng mua dầu từ Nga, nhưng phần lớn vẫn sẽ bị cắt bỏ, vì châu Âu tuân thủ khá nghiêm ngặt luật trừng phạt”.

Thảo luận