Khí đốt phải được chia sẻ
Theo công bố, Brussels sẽ yêu cầu phân bổ năng lượng, ảnh hưởng chủ yếu đến ngành công nghiệp, để doanh nghiệp ở các quốc gia không gặp vấn đề về nguồn cung, dẫn đến lợi thế cạnh tranh so với những nước bị cắt giảm.
Brussels sẽ sử dụng quy định an ninh cung cấp, có hiệu lực vào năm 2017, để đưa ra các biện pháp đảm bảo các hộ gia đình và các dịch vụ xã hội quan trọng ở tất cả các quốc gia nhận đủ khí đốt, và giảm thiểu tác động kinh tế xã hội trong trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra, theo nguồn tin của tờ báo.
Dự kiến mỗi quốc gia có thể đưa ra các biện pháp phân bổ của riêng mình. Các nước đối mặt với vấn đề cung cấp có thể viện dẫn một điều khoản đoàn kết buộc các quốc gia láng giềng phải giúp đỡ.
Nguồn tin dự đoán trong trường hợp ngừng cung cấp hoàn toàn, các biện pháp trong quy định sẽ phải được mở rộng cho hầu hết các nước EU.
"Ở một số (quốc gia), vì họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc ngừng hoạt động. Và ở những nước khác, sẽ được yêu cầu giảm tiêu thụ công nghiệp để giúp đỡ các nước láng giềng", bài báo cho biết.
Chiến tranh kinh tế chống lại Nga
Một số nước phương Tây đã đưa ra một số gói trừng phạt nhằm vào Matxcơva vì tình hình ở Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin đã nói rằng chính sách kiềm chế và làm suy yếu Nga là chiến lược lâu dài của phương Tây, và các lệnh trừng phạt đã giáng một đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, mục tiêu chính của phương Tây là làm xấu đi cuộc sống của hàng triệu người. Ông Putin cũng nói rằng Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu về bản chất đã vi phạm nghĩa vụ đối với Nga khi đóng băng dự trữ ngoại hối của nước này.
Ông nói thêm rằng các sự kiện hiện tại đã đặt dấu chấm hết cho sự thống trị toàn cầu của phương Tây cả về chính trị và kinh tế. Theo ông, Nga không có ý định tự cô lập mình, không thể cô lập Nga hoàn toàn trong thế giới hiện đại.